Danh mục bài soạn

Tải giáo án Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều Bài 9: hình chiếu vuông góc

Giáo án Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều Bài 9: hình chiếu vuông góc được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Công nghệ thiết kế chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 9: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

·      Trình bày được khái niệm hình chiếu vuông góc.

·      Trình bày được khái niệm phương pháp biểu diễn hình chiếu vuông góc.

2. Năng lực

* Năng lực công nghệ:

·      Đọc được hình vẽ vật thể đơn giản dưới dạng hình chiếu trục đo; đọc được các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.

·      Sử dụng được dụng cụ vẽ để thực hiện thao tác về kĩ thuật.

·      Bước đầu nhận xét, đánh giá được bản vẽ kĩ thuật đơn giản.

·      Hình thành năng lực thiết kế kĩ thuật với kĩ năng lậpbản vẽ kĩ thuật một vật thể đơn giản. 

* Năng lực chung:

·      Hình thành phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩnăng về kĩ thuật.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

●       SGK, SGV, Giáo án.

●       Máy tính, máy chiếu (nếu có)

●        Tranh giáo khoa. Tranh in hoặc các bản vẽ trong SGK để trình chiếu nếu có máy chiếu.

●        Vật mẫu như vật thể trên hình 9,2 và hình 9.7 bằng gỗ, hoặc xốp.

●        Ba mặt phẳng hình chiếu vuông góc (HCVG) như trên hình 9.2 với kích thước mỗi mặt phẳng khoảng 40 cm; hai mặt phẳng hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh có khớp quay với mặt phẳng hình chiếu đứng. Cắt 3 tờ giấy màu với hình dạng như ba hình chiếu của vật mẫu, kích thước phù hợp,

2. Đối với học sinh:

●       Đọc trước bài trong SGK.

●       Đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu tìm hiểu phép chiếu vuông góc và HCVG.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát hình 9.1 và đặt câu hỏi: Tại sao hình chiếu của quả bóng đã không phải là hình tròn?

c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 9.1 và đặt câu hỏi: Tại sao hình chiếu của quả bóng đã không phải là hình tròn?

 GV có thể hỏi thêm để dẫn dắt tới khái niệm phép chiếu vuông góc:

- Khi nào thì hình chiếu của quả bóng này là hình tròn?

- Khi tia nắng vuông góc với mặt sân thì kích thước của quả bóng trên mặt sân và đường kính quả hàng có bằng nhau không? Tại sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến của bản thân

- GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Đểbiết được thế nào là hình chiếu vuông góc chúng ta cùng tìm hiểu Bài 9: Hình chiếu vuông góc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương pháp biểu diễn hình chiếu vuông góc

a. Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm phương pháp biểu diễn hình chiếu vuông góc (HCVG) theo phương pháp chiếu góc thứ nhất.

- Phân biệt được phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba,

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc mục “I. Phương pháp hình chiếu vuông góc” trong SGK quan sát hình 9.2, hình 9.3 và trả lời các câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: các phương pháp biểu diễn hình chiếu vuông góc

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp:

GV yêu cầu HS đọc mục “I. Phương pháp hình chiếu vuông góc” trong SGK quan sát hình 9.2, hình 9.3 và trả lời các câu hỏi:

+ Vật thể nằm ở vị trí nào so với mặt phẳng hình chiếu theo hướng chiếu của ngườiquan sát?

+ Vì sao phải xoay mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vềtrùng với mặt phẳng hình chiếu đứng?

+ Với vị trí của vật thể và hướng nhìn của người quan sát trên hình 9.2, hãy mô tả vị trí của các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh so với vị trí của vật thể.

Em có thể giải thích vì sao lại gọi là HCVG?

– GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 9.4 và trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Quan sát các hình chiếu trên hình 9.4 và cho biết quan hệ về vị trí giữa các hìnhchiếu đó với nhau.

+ Đọc tên các hình chiếu trên hình 9.4.

+ Chi rõ các nét đứt mảnh trên hình 9.4 thể hiện những cạnh nào của vật thể?

GV yêu cầu HS quan sát hình 9.4 và 9.5 để so sánh vị trí của các hìnhchiếu giữa hai phương pháp chiếu thông qua câu hỏi:

 

  

+ Em hãy cho biết sự khác nhau về vị trí các hình chiếu giữa 2 phương pháp chiếu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

Vật thể nằm phía trước mặt phẳng hình chiếu đứng (HCĐ), nằm phía trên mặt phẳng hình chiếu bằng (HCB), nằm bên trái mặt phẳng hình chiếucạnh (HCC).

Phải xoay mặt phẳng HCB và HCC về trùng với mặt phẳng HCĐ để có được các hình chiếu của vật thể đều nằm trên mặt phẳng của tờ giấy vẽ, lúc đó hướng nhìn của người đọc bản vẽ vuông góc với cả 3 MPHC.

Mặt phẳng hình chiếu đứng nằm phía sau vật thể, mặt phẳng hình chiếubằng nằm phía dưới vật thể, còn mặt phẳng hình chiếu cạnh nằm bên phải vật thể

Hiểu một cách đơn giản, gọi là HCVG vị tia chiếu vuông góc với MPHC. Chính xác hơn, nếu AH vuông góc với mặt phẳng (Q) tại 11 thì điểm H gọi là hình chiếu vuông góc của điểm A lên mặt phẳng (Q) (hình 1).

 

Nếu lấy hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng HCĐ làm chuẩn thì hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng HCB đặt ngay phía dưới và hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng HCC nằm ngang bên trái.

Tên hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng HCĐ được gọi là hình chiếu từ trước (hình chiếu đứng – hinh A), hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng HCB được gọi là hình chiếu từ trên (hình chiếu bằng – hình B) và hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng HCC được gọi là hình chiếu từ trái (hình chiếu cạnh – hình C).

Nét đứt trên hình chiếu thể hiện các cạnh khuất của vật thể.

So với HCĐ, HCB nằm phía dưới với phép chiếu góc tư thứ nhất,HCB nằm phía trên với phép chiếu góc tư thứ ba. So với HCĐ, HCC nằm phía bên phải với phép chiếu góc tư thứ nhất, HCB nằm phía bên trái với phép chiếu góc tư thứ ba.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức:

+ Để thuận tiện khi vẽ, các mặt phẳng của vật thể hình hộp thường được đặt song song các mặt phẳng hình chiếu.

+ Không thể hiện các trục của các mặt phẳng hình chiếu và các đường gióng trên bản vẽ.

- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét, đánh giá và giải thích rõ hơn để HS phân biệt được hai phương pháp chiếu: Các hình chiếu của hai phương pháp chiếu giống nhau nhưng vị trí của HCB và HCC so với HCĐ khác nhau.

- GV cũng nêu rõ: Phương pháp chiếu góc thứ 3 ít được sử dụng ở Việt Nam nên nếu có sử dụng thì trên bản vẽ dùng phép chiếu góc thứ 3 cần có thêm kí hiệu như trên hình 9.6.

I. Các phương pháp biểu diễn hình chiếu vuông góc

- Phương pháp hình chiếu vuông góc (HCVG) là phương pháp biểu diễn các hình chiếu vuông góc trên cùng một mặt phẳng (bản vẽ). Các HCVG là các hình biểu diễn hai chiều, do vậy để thể hiện được đầy đủ hình dạng của vật thể, trên bản vẽ kĩ thuật thường phải sử dụng nhiều hinh chiếu.

- Để nhận được các hình chiếu vuông góc, người ta thường sử dụng một trong hai phương pháp chiếu sau đây:

+ Phương pháp góc chiếu thứ nhất.

+ Phương pháp góc chiếu thứ ba.

- Phương pháp góc chiếu thứ nhất:

+ Đặt vật thể cần biểu diễn vào trong góc được tạo bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

+ Dùng phép chiếu vuông góc chiếu các mặt của vật thể lên trên các mặt phẳng hình chiếu. Xoay mặt phẳng hình chiếu bằng (MPHCB) xuống dưới một góc 90°, mặt phẳng hình chiếu cạnh ( MPHCC) sang phải một góc 90° để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng.

- Các hình chiếu được thể hiện trên mặt phẳng bàn về (không thể hiện các đường gióng) như trên hình 9.4 và được đặt tên như sau:

+ Hình chiếu A. Hình chiếu từ trước (còn gọi là hình chiếu đứng).

+ Hình chiếu B. Hình chiếu từ trên (còn gọi là hình chiếu bằng).

+ Hình chiếu C: Hình chiếu từ trái (còn gọi là hình chiếu cạnh).

- Một số quy định trên bản vẽ hình chiếu vuông góc:

+ Số lượng các hình chiếu phải đủ để thể hiện hình dạng của vật thể.

+ Đường bao khuất, cạnh khuất về bằng nét đứt mãnh.

+ Vẽ đường trục cho các vật thể đối xứng, về đường tâm cho đường tròn bằng nét gạch dài-chấm-

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án công nghệ thiết kế 10 cánh diều, soạn mới giáo án công nghệ thiết kế 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án công nghệ thiết kế 10 cánh diều Bài 9: hình chiếu vuông góc
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều Bài 9: hình chiếu vuông góc . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án công nghệ thiết kế 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận