Danh mục bài soạn

Tải giáo án Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều Bài 11: hình chiếu trục đo

Giáo án Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều Bài 11: hình chiếu trục đo được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Công nghệ thiết kế chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 11: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

·      Trình bày được khái niệm, đặc điểm của hình chiếu trục đo.

2. Năng lực

* Năng lực công nghệ:

·      Đọc được hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản.

·      Sử dụng được dụng cụ vẽ để thực hiện thao tác

·      Vẽ được bình chiếu trục đo của vật thể đơn giản.vẽ kĩ thuật.

* Năng lực chung:

·      Hình thành phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩnăng vẽ kĩ thuật

3. Phẩm chất

Phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

●       SGK, SGV, Giáo án.

●       Máy tính, máy chiếu (nếu có

●       Tranh giáo khoa hình 11.2; Tranh giáo khoa bảng 11

●        Eke 30°, thước về elip.

●        Bảng kiểm.

2. Đối với học sinh:

●       Đọc trước bài trong SGK.

●       Đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS học tập, xác định nhu cầu tìm hiểu hình chiếutruc do.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát hình 11.1 và đặt câu hỏi:

- Hình 11.la và 11.lb có biểu diễn cùng hình dạng của một vật thể hay không?

- Hình nào dễ hình dung hình dạng của vật thể hơn?

c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 11.1 và đặt câu hỏi:

- Hình 11.la và 11.lb có biểu diễn cùng hình dạng của một vật thể hay không?

- Hình nào dễ hình dung hình dạng của vật thể hơn?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến của bản thân

- GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Để biết được hình dạng và cách vẽ hình chiếu trục đo, chúng ta tìm hiểu Bài 11: Hình chiếu trục đo.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, phương pháp xây dựng và đặc điểm của hình chiếu trục đo

a. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm, đặc điểm, phương pháp xây dựng hình chiếu trục đo.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát hình 11.2, đọc nội dung mục “I.I. Khái niệm" và mục “II.2. Phương pháp hình chiếu trục đo" trong SGK và trả lời các câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: khái niệm, đặc điểm, phương pháp xây dựng hình chiếu trục đo

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS quan sát hình 11.2, đọc nội dung mục “I.I. Khái niệm" và mục “II.2. Phương pháp hình chiếu trục đo" trong SGK và trả lời các câu hỏi.

+ Hình chiếu trục đo là gì?

+ Hình chiếu thu được trên mặt phẳng (P') theo phương chiếu S (hình 11.2) thể hiện mấy chiều của vật thể?

- GV cho HS quan sát hình 11.2, đọc nội dung mục “I.3. Đặc điểm” trong SGK và trả lời câu hỏi: Chiều dài các đoạn OA, OB, OC và chiều dài các đoạn 04, O'B', O'C' trên hình 11.2 có bằng nhau không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn đồng thời cả ba chiều của vật thể và được xây dựng bằng phép chiếu song song.

+ Thể hiện ba chiều của vật thể.

+ Chiều dài các đoạn đó không bằng nhau, vì các tia chiếu không vuông góc với các đoạn thẳng đó.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

1. Khái niệm, phương pháp xây dựng và đặc điểm của hình chiếu trục đo

Khái niệmHình chiếu trục đo là hình biểu diễn đồng thời cả ba chiều của vật thể và được xây dựng bằng phép chiếu song song.

- Phương pháp hình chiếu trục đo:

Gắn hệ toạ độ vuông góc Oxyz lên vật thể. A Chiếu vật thể cùng hệ toạ độ vuông góc theo phương chiếu S (S không song song với các trục toạ độ) lên mặt phẳng hình chiếu (P) Hình chiếu của vật thể thu được trên mặt phẳng hình chiếu được gọi là hình chiếu trục đo, hình chiếu của các trục toạ độ được gọi là các trục đo.

-  Đặc điểm:

Các trục O'x', O'y, Oz được gọi là các trục đo, góc x'O'y', góc x'O'z',góc y'O'z' gọi là góc trục đo.

Tỉ số = p,  = q,  =  r gọi là hệ số biến dạng theo các trục đo O'x', Oy', O'z'.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án công nghệ thiết kế 10 cánh diều, soạn mới giáo án công nghệ thiết kế 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án công nghệ thiết kế 10 cánh diều Bài 11: hình chiếu trục đo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều Bài 11: hình chiếu trục đo . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án công nghệ thiết kế 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận