Danh mục bài soạn

Tải giáo án Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều Bài 6: ứng dụng của một số công nghệ mới

Giáo án Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều Bài 6: ứng dụng của một số công nghệ mới được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Công nghệ thiết kế chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 6: ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ CÔNG NGHỆ MỚI

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

·      Trình bày được bản chất và hướng ứng dụng của một số công nghệ mới.

2. Năng lực

- Năng lực công nghệ:  

·      Đánh giá được vai trò của công nghệ mới tới cách mạng công nghiệp 4.0.

·      Trình bày được khả năng áp dụng công nghệ mới vào cuộc sống gia đình.

- Năng lực chung:

·      Năng lực tự chủ và tự học: Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu.

·      Năng lực giao tiếp công nghệ: Nhận biết được sơ đồ, hình ảnh một số công nghệ phổ biến.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

●       SGK, SGV, Giáo án.

●       Máy tính, máy chiếu (nếu có)

●       Sơ đồ, tranh ảnh trong bài 6

2. Đối với học sinh:

●       Đọc trước bài trong SGK.

●       Đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học và nhu cầu tìm hiểu về một số công nghệ mới.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Công nghệ mới là những công nghệ mang tính đột phả, có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong tương lai gần. Hãy kể tên một số công nghệ mới mà em biết.

c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Công nghệ mới là những công nghệ mang tinh đột phả, có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong tương lai gần. Hãy kể tên một số công nghệ mới mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến của bản thân:

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (Al), máy gia công kim loại điều khiển số bằng máy tính (CNC), in 3D, Internet vạn vật (IoT), robot thông minh, năng lượng tái tạo, vật liệu nano, giao thông thông minh,...

- GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS có thể trả lời chưa đúng hoặc chưa đủ, GV dẫn dắt vào bài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về công nghệ vật liệu nano

a. Mục tiêu: Giúp HS trình bày được bản chất; ưu, nhược điểm và hướng ứng dụng của công nghệ vật liệu nano.

b. Nội dung:

- Hãy nêu bản chất và ứng dụng của công nghệ vật liệu nano.

- Hãy nêu tên của một số vật liệu trong đời sống.

c. Sản phẩm học tập: bản chất; ưu, nhược điểm và hướng ứng dụng của công nghệ vật liệu nano

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I trong SGK và trả lời các câu hỏi:

- Hãy nêu bản chất và ứng dụng của công nghệ vật liệu nano.

- Hãy nêu tên của một số vật liệu trong đời sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Công nghệ vật liệu nano

- Bản chất: Vật liệu nano là vật liệu mới được tạo ra từ các hạt có kích thước rất nhẹ (cỡ nanomet) có cơ tính đặc biệt như siêu bền, siêu nhẹ hoặc có các tính chất lí đặc biệt để thay thế cho các vật liệu truyền thống.

- Ứng dụng: Sử dụng vật liệu nano trong một số lĩnh vực như y học, công nghiệp điện tử, dệt may, nuôi trồng hải sản, công nghệ thông tin, năng lượng, quân sự...

- Một số vật liệu nano đã được phát triển và có khả năng ứng dụng rộng rãi như:

+ Sợi carbon nano nhẹ và có độ bền cao hơn thép được sử dụng làm thân, vỏ máy khiển bay, ô tô, tàu chiến giúp giảm tải trọng, tiết kiệm năng lượng.

+ Vật liệu chất dẻo siêu mỏng có thể phát sáng, nhạy cảm với áp lực được sử dụng để sản xuất các màn hình cảm ứng.

+ Vật liệu Graphen có tính dẫn điện, cứng hơn thép và có thể kéo căng. Có thể sử được dụng làm tấm pin mặt trời, màn hình cảm ứng, đèn LED, vợt tennis, quần á chống muỗi, thiết bị quang học,...

+ Vật liệu Aerogel xốp, nhẹ gần bằng không khí, có khả năng chịu nhiệt và chịu nên nhiệt cao, ứng dụng làm cầu phao, sàn nổi, phao chống va chạm cho tàu biển, giàn khoan.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án công nghệ thiết kế 10 cánh diều, soạn mới giáo án công nghệ thiết kế 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án công nghệ thiết kế 10 cánh diều Bài 6: ứng dụng của một số công nghệ mới
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều Bài 6: ứng dụng của một số công nghệ mới . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án công nghệ thiết kế 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận