Danh mục bài soạn

Tải giáo án Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều Bài 15: bản vẽ lặp (2 tiết)

Giáo án Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều Bài 15: bản vẽ lặp (2 tiết) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Công nghệ thiết kế chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 15: BẢN VẼ LẶP (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

·      Trình bày được các bước đọc bản vẽ lắp của vật thể đơn giản.

2. Năng lực

 *Năng lực công nghệ:

·      Đọc được bản vẽ lắp của vật thể đơn giản.

·      Bước đầu nhận xét, đánh giá được bản vẽ lắp của một vật thể đơn giản.

·      Phân biệt nội dung của bản vẽ lắp với các bản vẽ khác.

* Năng lực chung:

·      Hình thành phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng vẽ kĩ thuật.

·      Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến nội dung hoạt động nhóm

3. Phẩm chất

- Phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

●       SGK, SGV, Giáo án.

●       Máy tính, máy chiếu (nếu có)

●       Tranh ảnh bài 15

●       Bảng kiểm.

●       Sưu tầm một số bản lắp.

2. Đối với học sinh:

●       SGK công nghệ – thiết kế công nghệ 10

●       Đọc trước nội dung bài 15 trong SGK.

●       Dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Hoạt động này tạo hứng thú cho HS học tập, xác định nhu cầu tìm hiểu bản lắp.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh, đặt câu hỏi, HS trả lời.

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được câu trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GVchiếu hình ảnh:

GV đặt câu hỏi:

·      Em hãy cho biết các chi tiết của bộ bánh xe đươc lắp với nhau như thế nào?

·      Để thể hiện quan hệ lắp ghép đó cần bản vẽ gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, tiếp nhận câu hỏi, đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án câu hỏi mở đầu:

Gợi ý trả lời:

·      Các chi tiết bộ bánh xe được lắp với nhau qua các mối ghép

·      Để thể hiện quan hệ lắp ghép đó cần bản vẽ lắp.

- GV nhận xét, dẫn dắtĐể có được bộ bánh xe đó trên thực tế thì trước tiên người ta sẽ chế tạo từng  chi tiết riêng rẽ bằng cách dựa vào bản vẽ chi tiết mà các em đã được học trong bài trước. Sau đó lắp ráp chúng lại dựa vào bản vẽ lắp. Đây là 2 bản vẽ đặc trưng của Bản vẽ cơ khí. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bản vẽ này  qua Bài 15. Bản vẽ lắp.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bản vẽ lắp

a. Mục tiêu: Trình bày được nội dung bản vẽ lắp.

b. Nội dung: GV cho HS đọc thông tin mục I, quan sát hình 15.2 trả lời câu hỏi, HS thảo luận, hình thành kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: Từ thông tin sgk kết hợp quan sát hình ảnh, HS chỉ ra được nội dung của bản lẽ lắp.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, GV giới thiệu và phân tích cho HS hiểu các nội dung trong bản vẽ lắp:

·      Hình biểu diễn của bộ phận lắp

·      Kích thước.

·      Bảng kê

·      Khung tên.

- Sau khi HS nắm rõ các nội dung của bản vẽ lắp, GV chiếu hình 15.2 sgk, cho HS thảo luận theo nhóm 4HS, trả lời câu hỏi sau:

1. Trên BV gồm những hình biểu diễn nào?

2. Kích thước trên BV gồm những KT nào?

3. Tên gọi các chi tiết và số lượng, vật liệu của từng chi tiết là gì?

4. BV này có tên gọi là gì? Tỉ lệ vẽ bao nhiêu?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

+ Hình biểu diễn: Hình cắt đứng toàn phần, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh.

+ Kích thước:

·      Kích thước chung: 122, 58, 100

·      Kích thước đặt máy: 4 lỗ Ø9, 26, 64

+ Tên gọi các chi tiết và số lượng, vật liệu của từng chi tiết:

+ Tên gọi bản vẽ: Bản vẽ lắp bộ bánh xe; tỉ lệ 1 :1

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm đứng dậy trình bày câu trả lời trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. Nội dung bản vẽ lắp

Khái niệm: Bản vẽ lắp là bản vẽ trình bày hình dạng và vị trí quan hệ lắp ráp giữa một nhóm chi tiết được lắp ghép với nhau.

- Nội dung bản vẽ lắp:

+ Hình biểu diễn diễn: Hình chiếu, mặt cắt, hình cắt…

+ Kích thước: kích thước chung, kích thước lắp ghép….

+ Bảng kê: thứ tự, tên gọi, số lượng, vật liệu của từng chi tiết

+ Khung tên: tên sản phẩm, tỉ lệ

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án công nghệ thiết kế 10 cánh diều, soạn mới giáo án công nghệ thiết kế 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án công nghệ thiết kế 10 cánh diều Bài 15: bản vẽ lặp (2 tiết)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều Bài 15: bản vẽ lặp (2 tiết) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án công nghệ thiết kế 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận