Danh mục bài soạn

Tải giáo án Âm nhạc 7 CTST Chủ Đề 7: Âm Nhạc Bốn Phương - Tiết 3 Lí Thuyết Âm Nhạc

Giáo án Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo Chủ Đề 7: Âm Nhạc Bốn Phương - Tiết 3 Lí Thuyết Âm Nhạc được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án âm nhạc chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo

TIẾT 3

LÍ THUYẾT ÂM NHẠC

MỘT SỐ KÍ HIỆU, THUẬT NGỮ CHỈ SẮC THÁI CƯỜNG ĐỘ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-       HS nắm được khái niệm về sắc thái cường độ, nhận diện được sắc thái cường độ trên bản nhạc.

2. Năng lực

- Năng lực chung

·      Chủ động trong khám phá kiến thức và thực hành luyện tập.

·      Giải quyết các yêu cầu của GV và sáng tạo trong hoạt động thực hành.

Năng lực âm nhạc

·      Nhận biết được một số kí hiệu, thuật ngữ về sắc thái cường độ.

3. Phẩm chất

·      Tích cực, tự giác trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-       SGK Âm nhạc 7, SGV Âm nhạc 7, Giáo án.

-       Văn bản một số tác phẩm/ ca khúc có ghi nhịp độ, file âm thanh nhạc đệm bài hát Cuộc đời tươi đẹp.

-       Đàn phím điện tử…

b. Đối với học sinh

-       SGK Âm nhạc 7.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

a. Phương pháp dạy học

Dùng lời, thực hành – luyện tập, tự phát hiện.

b. Kĩ thuật dạy học

Khăn trải bàn, động não, mảnh ghép...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt đông, HSquan sát được sắc thái cường độ của bài hát.

b. Nội dung:GV tổ chức cho HS nghe nhạc.

c. Sản phẩm học tập:HS nhận diện được sắc thái cường độ của bài hát.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hát hoặc đàn một câu hát HS đã được học. Thực hiện 2 lần: lần 1 với cường độ nhẹ, lần 2 với cường độ mạnh

- GV yêu cầu HS nhận xét sắc thái cường độ của bài hát mà GV đàn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhận xét sắc thái cường độ của câu hát vừa được GV hát hoặc đàn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS nhận xét: cùng 1 câu hát nhưng có sự khác nhau ở sắc thái cường độ (lần 1 nhẹ, lần 2 mạnh).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV dẫn dắt HS vào tiết học: Lí thuyết âm nhạc – Một số kí hiệu, thuật ngữ chỉ sắc thái cường độ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Tìm hiểu khái niệm sắc thái cường độ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm về sắc thái cường độ.

b. Nội dung:GV đặt câu hỏi để HS nắm được khái niệm về sắc thái cường độ.

c. Sản phẩm học tập:Nhận biết và thể hiện được sắc thái cường độ.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GVyêu cầu HS đọc phần 1 SGK tr.47, GV đặt câu hỏi gợi mở: Sắc thái cường độ trong âm nhạc là gì?

GV hướng dẫn HS đọc bảng kí hiệu, thuật ngữtrong SGK tr.47 và ghi nhớ một số kí hiệu, thuật ngữ chỉ sắc thái cường độ.

Table

Description automatically generated

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS rút ra khái niệm sắc thái cường độ.

HS quan sát và ghi nhớbảng thuật ngữ chỉ các loại sắc thái cường độ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS nêu khái niệm về sắc thái cường độ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, kết luận về sắc thái cường độ.

Tìm hiểu sắc thái cường độ

- Sắc thái cường độ là độ mạnh nhẹ của âm thanh diễn ra trong âm nhạc. Có nhiều kí hiệu, thuật ngữ về sắc thái cường độ.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Âm nhạc 7 chân trời, soạn mới giáo án âm nhạc 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án âm nhạc 7 chân trời Chủ Đề 7: Âm Nhạc Bốn Phương - Tiết 3 Lí Thuyết Âm Nhạc
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Âm nhạc 7 CTST Chủ Đề 7: Âm Nhạc Bốn Phương - Tiết 3 Lí Thuyết Âm Nhạc . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án âm nhạc 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận