Danh mục bài soạn

Tải giáo án Âm nhạc 7 CTST Chủ Đề 3: Nhớ Ơn Thầy Cô (4 Tiết) - Tiết 2: Ôn Tập Bài Hát: Lời Cô

Giáo án Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo Chủ Đề 3: Nhớ Ơn Thầy Cô (4 Tiết) - Tiết 2: Ôn Tập Bài Hát: Lời Cô được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án âm nhạc chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo

TIẾT 2:  ÔN TẬP BÀI HÁT: LỜI CÔ

- NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

·      HS nhận xét điểm giống và khác nhau của hai mẫu tiết tấu

·      Thể hiện hoà tấu mẫu tiết tấu bằng các nhạc cụ gõ như thanh phách, song loan, triangle, tarmbourine.

·      Đánh được nhịp theo bài hát.

2. Năng lực

- Năng lực chung

·      Biết chủ động trong học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.

·      Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát, nhạc cụ; hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

·      Vận dụng được tiết tấu đã học để  sáng tạo được hình thức biếu diễn bài hát, động tác vận động... trên cơ sở kiến thức và kĩ năng đã có.

- Năng lực âm nhạc

·      Biết sử dụng nhạc cụ gõ để đệm cho bài Lời cô.

·      Đọc được tiết tấu, sử dụng nhạc cụ gõ và vận động cơ thể theo mẫu 1 và 2 trong SGK.

3. Phẩm chất : Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả cao trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-       SGK Âm nhạc 7, SGV Âm nhạc 7, Giáo án.

-       Các file âm thanh của bài hát Lời cô.

-       Nhạc cụ gõ (thanh phách, song loan, triangle, tambourine,...).

b. Đối với học sinh

-       SGK Âm nhạc 7.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

a. Phương pháp dạy học

Làm mẫu, hướng dẫn thực hành luyện tập, giải quyết vấn đề, trò chơi, vận động theo nhịp điệu,...

b. Kĩ thuật dạy học

Chia nhóm, mảnh ghép.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt đông, HS :

- Ôn lại bài hát Lời cô.

- Gõ được 4 mẫu tiết tấu ngắn của Bài thực hành số 3.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai tai thính.

c. Sản phẩm

- HS hát bài hát Lời cô.

- HS gõ 4 mẫu tiết tấu ngắn của Bài thực hành số 3.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi âm nhạc: Ai tai thính?

- GV yêu cầu HS ôn lại bài hát Lời cô.

- GV chia nhóm HS, gõ khoảng 4 mẫu tiết tấu ngắn, trong đó có 2 mẫu a và b của Bài thực hành số 3, SGK tr.22 sắp học (gõ lần lượt từng tiết tấu).

à GV yêu cầu các nhóm HS nghe và gõ lại.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS ôn lại bài hát Lời cô.

- HS lắng nghe GV gõ khoảng 4 mẫu tiết tấu ngắn, trong đó có 2 mẫu a và b của Bài thực hành số 3.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời các nhóm trình bày bàihát Lời cô.

- GV mời đại diện HS gõ lại mẫu tiết tấu a và b của Bài thực hành số 3.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV dẫn dắt HS vào tiết học: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Tìm hiểu Bài thực hành số 3

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận xét điểm giống và khác nhau của hai mẫu tiết tấu a và b.

b. Nội dung:

- GV cho HS quan sát hai mẫu tiết tấu a, b của Bài thực hành số 3.

- GV hướng dẫn HS nhận xét điểm giống và khác nhau của hai mẫu tiết tấu a và b.

c. Sản phẩm: Điểm giống và khác nhau của hai mẫu tiết tấu a và b.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hai mẫu tiết tấu a, b của Bài thực hành số 3.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Nhận xét điểm giống và khác nhau của hai mẫu tiết tấu a và b về: nhịp, hình nốt, sự sắp xếp trường độ,...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiêm vụ học tập

- HS quan sát hai mẫu tiết tấu a, b của Bài thực hành số 3.

- HS thảo luận theo cặp đôi, nhận xét điểm giống và khác nhau của hai mẫu tiết tấu a và b về: nhịp, hình nốt, sự sắp xếp trường độ,...

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HSnhận xét điểm giống và khác nhau của hai mẫu tiết tấu a và b.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, kết luận vềđiểm giống và khác nhau của hai mẫu tiết tấu a và b.

Tìm hiểu Bài thực hành số 3

- Giống nhau: 2 mẫu tiết tấu đều là nhịp 3/4.

- Khác nhau:

+ Mẫu a:

·      Sử dụng hình nốt đen và dấu lặng đen.

·      Trường độ là các nốt đen.

(đơn – lặng đen – đen)

+ Mẫu b:

·      Sử dụng nốt đơn và đen.

·      Trường độ sử dụng hình nốt đen và đơn.

(đơn – đơn – đen – đen).

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Âm nhạc 7 chân trời, soạn mới giáo án âm nhạc 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án âm nhạc 7 chân trời Chủ Đề 3: Nhớ Ơn Thầy Cô (4 Tiết) - Tiết 2: Ôn Tập Bài Hát: Lời Cô
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Âm nhạc 7 CTST Chủ Đề 3: Nhớ Ơn Thầy Cô (4 Tiết) - Tiết 2: Ôn Tập Bài Hát: Lời Cô . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án âm nhạc 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận