Danh mục bài soạn

Tải giáo án Âm nhạc 7 CTST Chủ Đề 5: Mùa Xuân Tươi Đẹp - Tiết 4 Thường Thức Âm Nhạc – Nghe Nhạc

Giáo án Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo Chủ Đề 5: Mùa Xuân Tươi Đẹp - Tiết 4 Thường Thức Âm Nhạc – Nghe Nhạc được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án âm nhạc chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo

TIẾT 4

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC – NGHE NHẠC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

·      Nắm được một số thông tin về tiểu sử nhạc sĩ Đỗ Nhuận

·      Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của bài hát Việt Nam quê hương tôi

2. Năng lực

- Năng lực chung

·      Chủ động trong khám phá kiến thức và thực hành luyện tập.

·      Kết hợp tốt với bạn để hoàn thành nhiệm học tập trong hoạt động nhóm.

·      Giải quyết các yêu cầu của GV và sáng tạo trong hoạt động thực hành.

- Năng lực âm nhạc

·      Trình bày được những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

·      Cảm nhận được vẻ đẹp của bài Việt Nam quê hương tôi.

3. Phẩm chất

·      Yêu thiên nhiên; lạc quan trong cuộc sống.

·      Luôn cố gắng vươn lên trong học tập để đạt kết quả tốt.

·      Trân trọng sự nghiệp sáng tác của Đỗ Nhuận; tự hào về đất nước và con người Việt Nam, thêm ý chí phấn đấu để xây dựng đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-       SGK Âm nhạc 7, SGV Âm nhạc 7, Giáo án.

-       Hình ảnh nhạc sĩ Đỗ Nhuận, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.

-       File âm thanh bài hát Việt Nam quê hương tôi và một số ca khúc khác của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

b. Đối với học sinh

-       SGK Âm nhạc 7.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

a. Phương pháp dạy học

Dùng lời, giải quyết vấn đề, tự phát hiện, hợp tác, dự án...

b. Kĩ thuật dạy học

Chia nhóm, mảnh ghép, động não, sơ đồ tư duy...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu phong cảnh quê hương nơi các em đang sống.

b. Nội dung: GV tổ chức hoạt độngchia sẻ, giới thiệu.

c. Sản phẩm: HS chia sẻ, giới thiệu theo cảm nhận riêng của mình.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức HS hoạt động nhóm để giới thiệu phong cảnh quê hương nơi các em đang sống.

Bươc 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

- HS chia sẻ, giới thiệu phong cảnh quê hương nơi các em đang sống theo cảm nhận riêng của mình.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cầu thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ, giới thiệu phong cảnh quê hương nơi các em đang sống theo cảm nhận riêng của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào bài học: Thường thức âm nhạc – Nghe nhạc: Việt Nam quê hương tôi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Tìm hiểu về nhạc sĩ Đỗ Nhuận

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được một số thông tin về tiểu sử nhạc sĩ Đỗ Nhuận, đặc điểm âm nhạc, lĩnh vực sáng tác và những đóng góp đối với nền âm nhạc Việt Nam của ông.

b. Nội dung:GV sử dụng kĩ thuật chia nhóm và đưa ra vấn đề cho mỗi nhóm HS đọc trong SGK, tự thảo luận và trình bày:

c. Sản phẩm học tập:Hiểu biết về nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thầm bài đọc về nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

- GV tổ chức hoạt động nhóm để nêu được những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

- GV đưa ra các câu hỏi để HS tạo sơ đồ tư duy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo các nhóm, tìm hiểu các thông tin về nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

- GV quan sát các nhóm thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Các nhóm trình bày kết quả, GV thu thập thông tin, đánh giá và rút ra các ý chính.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của các nhóm và kết luận: Đỗ Nhuận là nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc hiện đại Việt Nam.

Tìm hiểu về nhạc sĩ Đỗ Nhuận

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sinh ngày 10 tháng 12 năm 1922 tại Hải Dương. Quê hương ông là một trong những chiếu chèo nổi tiếng của vùng châu thổ sông Hồng.

Ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận phong phú về đề tài, đa dạng về tính chất âm nhạc, tiêu biểu có các bài như Hành quân xa, Chiến thắng Điện Biên,Việt Nam quê hương tôi...

Đỗ Nhuận là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên sáng tác nhạc kịch (opera) với vở Cô Sao (1965), sau đó là 2 vở Người tạc tượng (1971) và Nguyễn Trãi (1980). Ông còn viết nhiều ca kịch nổi tiếng như: Sóng cả không ngã tay chèo, Quả dưa đỏ...

Dù viết cho lĩnh vực nào, ca khúc, ca kịch, nhạc kịch hay nhạc đàn, âm nhạc của Đỗ Nhuận đều đậm chất dân gian, đặc biệt là âm hưởng của chèo và dân ca Bắc Bộ, khẳng định công sức của người nhạc sĩ trong việc giữ gìn bản sắc âm nhạc dân tộc

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Âm nhạc 7 chân trời, soạn mới giáo án âm nhạc 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án âm nhạc 7 chân trời Chủ Đề 5: Mùa Xuân Tươi Đẹp - Tiết 4 Thường Thức Âm Nhạc – Nghe Nhạc
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Âm nhạc 7 CTST Chủ Đề 5: Mùa Xuân Tươi Đẹp - Tiết 4 Thường Thức Âm Nhạc – Nghe Nhạc . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án âm nhạc 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận