Danh mục bài soạn

Tải giáo án Âm nhạc 4 Chân trời sáng tạo chủ đề 3 tiết 3: Nhạc cụ: Nhạc cụ tiết tấu và giai điệu

Giáo án Âm nhạc 4 chân trời sáng tạo chủ đề 3 tiết 3: Nhạc cụ: Nhạc cụ tiết tấu và giai điệu được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Âm nhạc chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TIẾT 3: NHẠC CỤ

NHẠC CỤ TIẾT TẤU, NHẠC CỤ GIAI ĐIỆU

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thổi recorder theo mẫu tiết tấu, đúng cao độ, trường độ và giai điệu.
  • Luyện tập Bài thực hành số 1.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực âm nhạc:

  • Bước đầu chơi nhạc cụ đúng tư thế, đúng kĩ thuật; thển hiện đúng cao độ, trường độ các bài tập tiết tấu và giai điệu; duy trì được tốc độ ổn định.
  • Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu, hòa tấu.
  • Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng học tập.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc
  • Đàn phím điện tử hoặc đàn piano (nếu có).
  • Thanh phách.
  • Bảng tương tác (nếu có).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẠC CỤ: NHẠC CỤ TIẾT TẤU (21 phút)

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới.

b. Cách thức thực hiện

- GV hướng dẫn HS đọc bài thơ Nói với em của tác giả Vũ Quần Phương theo tiết tấu.

Nói với em

Vũ Quần Phương

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,

Sẽ được nghe tiếng chim hay,

Tiếng lích rích chim sâu trong lá,

Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,

Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,

Thấy chú bé đi hài bảy dặm,

Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,

Tay bồng bế, sớm khuya vất vả.

Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.

- GV đọc âm tiết kết hợp gõ thanh phách.

- GV quan sát, hướng dẫn và sửa sai cho HS (nếu có).

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau khởi động đọc bài thơ Nói với em theo tiết tấu, bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đến với tiết học Nhạc cụ tiết tấu nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết sự khác nhau giữa tiết tấu mẫu đệm với mẫu tiết tấu đọc bài thơ.

b. Cách thức thực hiện

- GV yêu cầu HS tìm hiểu mẫu tiết tấu đệm.

- GV nêu nhiệm vụ cho HS : So sánh tiết tấu mẫu đệm với mẫu tiết tấu đọc bài thơ.

- GV hướng dẫn, nhận xét, sửa sai cho HS (nếu có).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết gõ castanet theo mẫu tiết tấu.

b. Cách thức thực hiện

- GV hướng dẫn HS đọc tiết tấu và luyện tập gõ castanet.

- GV làm mẫu, hướng dẫn HS gõ đệm cho bài Mặt trời bay.

- GV chia HS thành 4 nhóm để thực hành.

- GV quan sát, hướng dẫn, và sửa sai cho HS (nếu có).

- GV tổ chức cho HS hát kết hợp gõ đệm castanet.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết biểu diễn bài hát theo các hình thức cá nhân hoặc tập thể.

b. Cách thức thực hiện

- GV hướng dẫn HS biểu diễn bài thơ Nói với em theo hình thức tập thể.

- GV mời 2 – 3 nhóm lên biểu diễn trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá phần biểu diễn của các bạn.

- GV quan sát, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có).

- GV khuyến khích HS sáng tạo gõ đệm theo cách riêng (đệm bằng bộ gõ cơ thể hay sử dụng nhạc cụ gõ khác).

 

 

 

 

 

- HS đọc bài thơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc âm tiết kết hợp gõ.

 

- HS lắng nghe, vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát mẫu tiết tấu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS thực hành theo yêu cầu của GV.

 

- HS gõ đệm cho bài hát.

 

 

 

 

- HS thực hành theo nhóm.

 

- HS thực hành theo yêu cầu của GV.

 

 

- HS biểu diễn theo nhóm.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẠC CỤ: NHẠC CỤ GIAI ĐIỆU – RECORDER (10 phút)

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới.

b. Cách thức thực hiện

- GV tổ chức trò chơi Tiếng hót Sơn ca.

- GV phổ biến trò chơi:

+ GV tạo mẫu tiết tấu, HS thổi mẫu recorder theo mẫu tiết tấu để giả tiếng chim (thổi tự nhiên, không bấm lỗ tạo âm).

+ Ai thổi giống với tiếng chim hót nhất sẽ chiến thắng.

- GV nhắc nhở HS chú ý: Điều tiết hơi thổi thật nhẹ để tạo âm thanh êm tai.

- GV quan sát, nhận xét, tuyên dương HS làm đúng hướng dẫn.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau khởi động qua trò chơi Tiếng hót Sơn Ca, bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đến với tiết học Nhạc cụ giai điệu - Recorder nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện được nốt Si.

b. Cách thức thực hiện

 

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi.

- HS lắng nghe GV phổ biến.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS tiếp thu vào bài mới.

 

- HS thực hành theo nhóm.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án âm nhạc 4 chân trời, soạn mới giáo án âm nhạc 4 chân trời công văn mới, soạn giáo án âm nhạc 4 chủ đề 3 tiết 3: Nhạc cụ: Nhạc cụ tiết tấu và giai điệu
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Âm nhạc 4 Chân trời sáng tạo chủ đề 3 tiết 3: Nhạc cụ: Nhạc cụ tiết tấu và giai điệu . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án Âm nhạc 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận