Danh mục bài soạn

Tải giáo án Âm nhạc 4 Chân trời sáng tạo chủ đề 1 tiết 1: Hát: Bay cao tiếng hát ước mơ

Giáo án Âm nhạc 4 chân trời sáng tạo chủ đề 1 tiết 1: Hát: Bay cao tiếng hát ước mơ được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Âm nhạc chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: ƯỚC MƠ TUỔI THƠ

(4 tiết)

TIẾT 1: KHÁM PHÁ

HÁT – BAY CAO TIẾNG HÁT ƯỚC MƠ

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hình thành các nhận thức cơ bản về âm thanh trong cuộc sống và âm thanh trong các mối quan hệ âm nhạc.
  • HS mô phỏng được các âm thanh theo mẫu tiết tấu.
  • Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái của bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ.
  • Biết hát với các hình thức song ca, đơn ca, tốp ca.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực âm nhạc:

  • Gọi tên và mô phỏng được các âm thanh trong đời sống theo mẫu tiết tấu đơn giản.
  • Hát rõ lời và thuộc lời, biết thể hiện các nốt ngân dài, biết hát nối tiếp cho bài Bay cao tiếng hát ước mơ.
  1. Phẩm chất
  • Yêu quê hương, yêu tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước.
  • Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc
  • Tranh minh họa câu chuyện Giấc mơ của Sơn Ca.
  • Bảng tương tác (nếu có).
  • Hình ảnh các sự vật tạo ra âm thanh.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: KHÁM PHÁ (17 phút)

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới.

b. Cách tiến hành

- GV giới thiệu bức tranh chủ đề và đặt câu hỏi gợi ý để HS nêu tên những sự vật có thể phát ra âm thanh:

+ Bức tranh nói lên nội dung gì?

+ Trong bức tranh có những sự vật nào tạo ra âm thanh?

- GV mời các HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Bức tranh thể hiện những bạn nhỏ đang cùng chơi nhạc cụ với nhau.

+ Trong bức tranh, các loại nhạc cụ đều tạo ra âm thanh: Đàn guitar, trống, kèn, micro.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỗi loại nhạc cụ đều phát ra những âm thanh khác nhau tạo nên bản hòa ca sôi động. Những âm thanh giúp ích rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các âm thanh qua tiết Khám phá và câu chuyện Giấc mơ của Sơn Ca nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Hình thành các nhận thức cơ bản về âm thanh trong cuộc sống và âm thanh trong các mối quan hệ âm nhạc.

b. Cách thức thực hiện

- GV tổ chức cho HS kể chuyện Giấc mơ của Sơn Ca và hướng dẫn HS mô phỏng lại các âm thanh trong câu chuyện theo mẫu tiết tấu.

Giấc mơ của Sơn Ca

Đêm qua, Sơn Ca mơ thấy mình bay đến thành phố của tương lai. Nơi ấy có rất nhiều tàu lượn trên không trung, các khinh khí cầu đang di chuyển xung quanh những ngôi nhà cao tầng hiện đại. Xa xa bên dưới là tiếng còi tàu lao vun vút hoà lẫn âm thanh của ban nhạc học sinh. Tất cả tạo nên một không gian đầy sắc màu và nhịp điệu rộn ràng của thành phố tương lai.

- GV kể mẫu câu chuyện Giấc mơ của Sơn Ca.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong kể lại câu chuyện trước lớp.

- GV đặt câu hỏi gợi mở để HS nêu được tên các âm thanh trong đời sống.

+ Em hãy nêu tên những âm thanh trong đời sống có trong câu chuyện?

+ Em hãy mô phỏng các âm thanh ấy theo cách riêng của mình?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Những âm thanh đời sống có trong câu chuyện là tiếng còi tàu, tiếng đàn guitar, tiếng kèn saxophone.

+ Có thể mô phỏng những âm thanh ấy bằng cách dùng bút gõ vào bàn, vỗ tay tạo nhịp điệu, huýt sáo,…

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: HS mô phỏng được các âm thanh theo mẫu tiết tấu.

b. Cách thức thực hiện

- GV mô phỏng âm thanh có trong câu chuyện theo mẫu tiết tấu và yêu cầu HS lặp lại.

- GV yêu cầu các HS khác làm mẫu và cả lớp lặp lại với các âm thanh khác trong câu chuyện.

- GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV kể chuyện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi của GV.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lặp lại âm thanh theo mẫu tiết tấu.

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HÁT: BAY CAO TIẾNG HÁT ƯỚC MƠ (14 phút)

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới.

b. Cách tiến hành

 

 

 

 

 

- HS khởi động giọng.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án âm nhạc 4 chân trời, soạn mới giáo án âm nhạc 4 chân trời công văn mới, soạn giáo án âm nhạc 4 chân trời chủ đề 1 tiết 1: Hát: Bay cao tiếng hát ước mơ
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Âm nhạc 4 Chân trời sáng tạo chủ đề 1 tiết 1: Hát: Bay cao tiếng hát ước mơ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án Âm nhạc 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận