Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ

CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN

CHƯƠNG 6: OXI - LƯU HUỲNH

Soạn hoá học 10 bài 5: Cấu hình electron nguyên tử

Chuyên mục: Soạn hoá học 10

Trong lớp vỏ các electron có các mức năng lượng khác nhau tùy vào vị trí so với hạt nhân. Sự sắp xếp electron như vậy quyết định đến tính chất hóa học của các nguyên tố. Chính vì vậy với bài 5 electron xin chia sẻ với các bạn về cách viết cấu hình e và đặc tính của electron lớp ngoài cùng. Hi vọng sẽ giúp ích được các bạn!

A - Kiến thức trọng tâm

I. Thứ  tự các mức năng lượng trong nguyên tử

  • Từ trong ra ngoài , mức năng lượng của các lớp tăng theo thứ tự từ 1 đến 7 và năng lượng của các phân lớp tăng theo thứ tự s, p , d, f.
  • Thứ tự sắp xếp các phân lớp theo chiều tăng của mức năng lượng dựa trên thực nghiệm và lí thuyết:

           1s2s2p3s3p4s3d4p5s…

II.Cấu hình electron nguyên tử

1.Cấu hình electron nguyên tử

  • Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
  • Quy ước viết cấu hình electron
    • Số thứ tự lớp electron bằng các chữ số: 1, 2, 3
    • Phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái thường: s, p, d, f
    • Số electron trong phân lớp được ghi bằng chỉ số ở phía trên bên phải kí hiệu của phân lớp: s2, p6, d10
  • Cách viết cấu hình electron nguyên tử:
    • Xác định số electron của nguyên tử.
    • Các electron được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng dần của năng lượng trong nguyên tử và tuân theo quy tắc sau: phân lớp s tối đa 2 electron, phân lớp p tối đa 6 electron, phân lớp d tối đa 10 electron, phân lớp f tối đa 14 electron
    • Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong 1 lớp và theo thứ tự của các lớp electron.
    • Lưu ý: các electron được phân bố vào các AO theo phân mức năng lượng tăng dần và có sự chèn mức năng lượng. Tuy nhiên, khi viết cấu hình electron, các phân mức năng lượng cần được sắp xếp lại theo từng lớp.

Ví dụ: Nguyên tử Fe có Z= 26.

  • Có 26e
  • Các e được phân bố như sau: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6. Có sự chèn mức năng lượng 4s < 3d
  • Sắp xếp lại các phân lớp theo từng lớp, ta được cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3d6 4s2

Hoặc viết gọn: [Ar] 3d6 4s2 ( [Ar] là cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố argon, là khí hiếm gần nhất đứng trước Fe )

2. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng

Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố:

  • Số electron tối đa ở lớp ngoài cùng của nguyên tử mỗi nguyên tố là 8 electron. Các nguyên tử có 8e lớp ngoài cùng đều rất bền vững, chúng hầu như không tham gia vào các phản ứng hóa học. Đó là các nguyên tử khí hiếm ( trừ He có 2e lớp ngoài cùng ).
  • Các nguyên tử có 1, 2, 3e ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử kim loại, trừ H, He và B.
  • Các nguyên tử có 5, 6, 7e ở lớp ngoài cùng thường là các nguyên tố phi kim.
  • Các nguyên tử có 4e ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử kim loại hoặc phi kim

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 1 (Trang 27/SGK).

Nguyên tố có Z = 11 thuộc loại nguyên tố :

A. s        

B. p          

C.d          

D.f

Chọn đáp án đúng.

Câu 2 (Trang 27/SGK).

Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây của lưu huỳnh (Z = 16) :

A. 1s2 2s2 2p5 3s2 3p5            

B. 1 s2 2s2 2p6 3s2 3p6 

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4          

D. 1 s2 2s2 2p6 3s2 3p3.

Chọn đáp án đúng.

Câu 3 (Trang 28/SGK).

Cấu hình electron của nguyên tử nhôm (Z = 13) là 1s22s22p63s23p1. Vậy :

A. Lớp thứ nhất (Lớp K) có 2 electron ;
B. Lớp thứ hai (Lớp L) có 8 electron ;
C. Lớp thứ ba (Lớp M) có 3 electron ;
D. Lớp ngoài cùng có 1 electron.

Tìm câu sai.

Câu 4 (Trang 28/SGK). Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13.

a) Xác định nguyên tử khối.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.

(Cho biết : các nguyên tô cỏ sô hiệu nguyên tử từ 2 đến 82 trong N bảng tuần hoàn thì 1 ≤ N/Z ≤ 1,5)

Câu 5 (Trang 28/SGK). Có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt bằng 3, 6, 9, 18 ?

Câu 6 (Trang 28/SGK).  Viết cấu hình electron của nguyên tử các cặp nguyên tố mà hạt nhân nguyên tử có số proton là :

a) 1, 3;      

b) 8, 16;          

c) 7, 9.

Những nguyên tố nào là kim loại ? Là phi kim ? Vì sao ?

hh10a
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn hoá học 10 bài 5: Cấu hình electron nguyên tử . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn hoá học 10. Phần trình bày do Quỳnh Phương tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận