Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ

CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN

CHƯƠNG 6: OXI - LƯU HUỲNH

Soạn hoá học 10 bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

Chuyên mục: Soạn hoá học 10

Dựa theo cấu trúc SGK hóa học 10, Tech 12h xin chia sẻ với các bạn bài: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Các phản ứng trong hóa học vô cơ

1. Phản ứng hóa hợp

Trong phản ứng hóa hợp , số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.

  • Ví dụ:

 Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

2. Phản ứng phân hủy

Trong phản ứng phân hủy, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.

  • Ví dụ:

 Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

3. Phản ứng thế

Trong hóa học vô cơ, phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

  • Ví dụ:

 Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

4. Phản ứng trao đổi

Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi.

  • Ví dụ:

 Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

II. Kết luận

Phản ứng hóa học có sự thay đổi số oxi hóa là phản ứng oxi hóa – khử.

Phản ứng hóa học không có sự thay đổi số oxi hóa, không phải là phản ứng oxi hóa – khử.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 1. (Trang 82 SGK) 

Cho phản ứng :  2Na + Cl2  → 2NaCl

Trong phản ứng này, nguyên tử natri

A. bị oxi hoá. 

B. bị khử.

C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

D. không bị oxi hoá, không bị khử.

Chọn đáp án đúng.

Câu 2. (Trang 82 SGK) 

Cho phản ứng : Zn + CuCl2     →    ZnCl2 + Cu

Trong phản ứng này, 1 mol ion Cu2+

A. đã nhận 1 mol electron.     

B. đã nhận 2 mol electron,

C. đã nhường 1 mol electron.  

D. đã nhường 2 mol electron.

Chọn đáp án đúng.

Câu 3. (Trang 82 SGK) 

Cho các phản ứng sau :

A. Al4C3  +  12H2O →  4Al(OH)3 + 3CH4

B. 2Na  +  2H2O  →  2NaOH + H2

C. NaH  +  H2O →  NaOH + H2

D. 2F2  +  2H2O  →  4HF + O2

Phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá - khử ?

Câu 4. (Trang 82 SGK) 

Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hoá - khử là

A. tạo ra chất kết tủa.

B. tạo ra chất khí.

C. có sự thay đổi màu sắc của các chất.

D. có sự thay đổi số oxi hoá của một hay một số nguyên tố.

Chọn đáp án đúng.

Câu 5. (Trang 83 SGK) 

Trong những phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử ? Giải thích.

a) SO3  +  H2O  →  H2SO4

b) СаСОз  +  2HCl  →  CaCl2 +  CO2  + H2O

c) С  +  H2O →(to)  CO  +  H2

d) CO2  +  Ca(OH)2  →  СаСОз + H2O

e) Ca  +  2H2  →  Ca(OH)2 +  H2

g) 2KMnO4   →(to)  K2MnO4  +  MnO2  +  O2.

Câu 6. (Trang 83 SGK) 

Lấy ba thí dụ phản ứng hoá hợp thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử và ba thí dụ phản ứng hoá hợp không là loại phản ứng oxi hoá - khử.

Câu 7. (Trang 83 SGK)

Lấy 3 thí dụ phản ứng phân hủy là loại phản ứng oxi hoá - khử và ba thí dụ phản ứng phân hủy không là loại phản ứng oxi hoá - khử.

Câu 8. (Trang 83 SGK) 

Vì sao phản ứng thế luôn luôn là loại phản ứng oxi hoá - khử ?

Câu 9. (Trang 83 SGK) 

Viết phương trình hoá học của các phản ứng biểu diễn các chuyển đổi sau :

bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử ?

hh10d
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn hoá học 10 bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn hoá học 10. Phần trình bày do Quỳnh Phương tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận