Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ

CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN

CHƯƠNG 6: OXI - LƯU HUỲNH

Soạn hoá học 10 bài 22: Clo

Chuyên mục: Soạn hoá học 10

Clo là nguyên tố halohen tiêu biểu và quan trọng nhất, vậy clo có tính chất vật lí, hóa học như thế nào ? Để biết chi tiết hơn, Hocthoi xin chia sẻ với các bạn bài 22: Clo. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Nội dung bài viết gồm 2 phần:
  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. LÝ THUYẾT

I. Tính chất vật lý

  • Là chất khí màu vàng lục, mùi xốc rất độc.
  • Nặng hơn kk và tan được trong nước và nhiều dung môi hữu cơ.

II. Tính chất hóa học

  • Cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5

Cl + 1e → Cl-

=> Clo có tính chất oxi hóa mạnh

1. Tác dụng với kim loại tạo ra muối clorua:

nCl2 + 2R →(to) 2RCln   (R có hóa trị cao nhất) 

  • Ví dụ:

2Fe + 3Cl2 →(to) 2FeCl3

2. Tác dụng với hiđro

  • Clo dễ dàng phản ứng với hiđro khi có ánh sáng

Cl2 + H2 →(đk: as)  2HCl (khí hiđro clorua)

  • Kết luận: khí tác dụng với kim loại hoặc hiđro clo thể hiện tính oxi hóa mạnh

3. Tác dụng với nước

Cl2 + H2O ⥩ HCl + HClO (axit hipo clorơ)

  • Khi tác dụng với H2O, Clo đóng vai trò vừa là chất khử cũng vừa là chất oxi hóa.

III. Trạng thái tự nhiên

  • Trong tự nhiên Cl có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl
  • Cl chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất như muối clorua, muối khoáng cacnalit.

IV. Ứng dụng

  • Khử trùng nước, tẩy trắng vải sợi, giấy,…
  • Sản xuất chất hữu cơ.
  • Sản xuất nước Giaven, clorua vôi,…

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 1 : Trang 101 sgk hóa 10

Trong phòng thí nghiệm , khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?

A. NaCl

B. HCl

C. KClO3

 D.KMnO4

Câu 2 : Trang 101 sgk hóa 10

Cho biết tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố clo. Giải thích vì sao nguyên tố clo có tính chất hóa học cơ bản đó. Cho ví dụ minh họa?

Câu 3 : Trang 101 sgk hóa 10

Dẫn khí clo vào nước, xảy ra hiện tượng vật lí hay hóa học ? Giải thích.

Câu 4 : Trang 101 sgk hóa 10

Nêu những ứng dụng thực tế của clo?

 

Câu 5 : Trang 101 sgk hóa 10

Cân bằng phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng các phương pháp thăng bằng electron :

a)      KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

b)      HNO3 + HCl →  NO + Cl2 + H2O

c)       HClO3 + HCl → Cl2 + H2O

d)      PbO2 + HCl → PbCl2 + Cl2 + H2O

Câu 6 : Trang 101 sgk hóa 10

Tại sao trong công nghiệp người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa chứ không dùng phản ứng oxi hóa khử giữa các hóa chất để  điều chế khí clo?

Câu 7 : Trang 101 sgk hóa 10

Cần bao nhiêu gam KMnO4 vào bao nhiêu mililit dung dịch axit clohidric 1M để điều chế đủ khí clo tác dụng với sắt, tạo nên 16,25 g FeCl3 ?

hh10e
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn hoá học 10 bài 22: Clo . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn hoá học 10. Phần trình bày do Quỳnh Phương tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận