Danh mục bài soạn

 

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương III: Thống kê

Chương IV: Biểu thức đại số

PHẦN HÌNH HỌC

Chương III: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác...

Giải toán vnen 7 tập 2: Bài tập 2 trang 59

1. Nhớ lại và trao đổi

2. Trả lời các câu hỏi sau

a) Viết năm đơn thức  của hai biến x, y trong đó x và y có bậc khác nhau. Chỉ rõ hệ số và bậc của mỗi đơn thức đó.

b) Thế nào là hai đơn thức đồng dạng? Cho ví dụ;

c) Nêu cách để cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng;

d) Thế nào là đa thức? Viết một đa thức nhưng không phải là đơn thức. Chỉ rõ bậc của đa thức đó;

e) Viết đa thức một biến có hệ số cao nhất bằng 10, hệ số tự do bằng -1;

f) Khi nào số a được gọi là nghiệm của đa thức P(x)?

Cách làm cho bạn:

a) - Đơn thức: x4y với hệ số là 1 và bậc là 5;

 - Đơn thức: 2x2y với hệ số là 2 và bậc là 3;

 - Đơn thức:3 x3y với hệ số là 3 và bậc là 4;

 - Đơn thức: 4 xy3 với hệ số là 4 và bậc là 4 ;

 - Đơn thức: 5x10y với hệ số là 5 và bậc là 11;

b) Hai dơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.

Ví dụ: 2x2y và -7x2y là hai đơn thức đồng dạng.

c) Để cộng (hay trừ) hai đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) hai hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.

d) Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng được gọi là một hạng tử của đa thức đó.

Ví dụ: M(x) = 2x2 – xy + 1 

Ta nói bậc của đa thức M(x) là 2

e) Đa thức một biến có hệ số cao nhất bằng 10, hệ số tự do bằng - 1 là: 10x2 + x – 1

f) Số a được gọi là nghiệm của đa thức P(x) khi tại x = a, giá trị của đa thức  P(x) bằng 0.

 

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận