Danh mục bài soạn

 

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương III: Thống kê

Chương IV: Biểu thức đại số

PHẦN HÌNH HỌC

Chương III: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác...

Giải toán vnen 7 tập 2: Bài tập 1 trang 94

D.E Hoạt động vận dụng và Tìm tòi, mở rộng 

Bài tập 1: Trang 94 sách toán VNEN 7 tập 2

Cho tam giác ABC. Qua mỗi đỉnh A, B, C kẻ các đường thẳng song song với cạnh đối diện, chúng cắt nhau tạo thành tam giác DEF (h.79).

a) Chứng minh rằng A là trung điểm của EF.

b) Các đường cao của tam giác ABC tương ứng là các đường trung trực của tam giác nào?

Cách làm cho bạn:

a) Xét tam giác ABC  và tam giác ACE:

- AC là cạnh chung

- $\widehat{ACB}$ = $\widehat{CAE}$ (so le trong, AE //BC)

- $\widehat{CAB}$ = $\widehat{ACE}$ (so le trong, CE //AB)

Do đó: $\Delta ABC$ = $\Delta CEA$ (g.c.g)

=> AE = BC                  (1)

Xét $\Delta ABC$ và $\Delta ABF$ có:

- $\widehat{ABC}$ = $\widehat{BAF}$ (so le trong, BE //AC)

-  $\widehat{BAC}$ = $\widehat{ABF}$ (so le trong, BF //AC)

- AC là cạnh chung

Do đó: $\Delta ABC$ = $\Delta BAF$ (g.c.g)

=> AF = BC                    (2)

Từ (1) và (2) suy ra: AE = AF.

Vậy A là trung điểm của EF.

b) Kẻ AH vuông góc với BC

 EF // BC (gt)

=> AH vuông góc với EF

AE = AF (chứng minh trên)

Vậy đường cao AH là đường trung trực của EF.

Chứng minh tương tự câu a, ta có B là trung điểm DF và DF // AC nên đường cao kẻ từ đỉnh B của tam giác ABC là đường trung trực DF.

Ta có C là trung điểm của DE và DE // AB nên đường cao kẻ từ đỉnh C của ∆ABC là đường trung trực của DE.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận