Danh mục bài soạn

Giải tiếng việt 3 kết nối tri thức bài 25 Những bậc đá chạm mây

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 3 tập 1 sách mới kết nối tri thức với cuộc sống. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 25: Những bậc đá chạm mây. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

KHỞI ĐỘNG

Kể về một người mà em cảm phục.

Lời giải:

Em rất cảm phục chị Lan. Chị Mây là hàng xóm nhà em. Nhà chị có hoàn cảnh khó khăn: bố bị bệnh, không có khả năng lao động, một mình mẹ của chị phải đi làm và nuôi cả gia đình. Chị Mây năm nay học lớp 10. Ngoài giờ đi học, chị Mây đi phụ bưng bê, rửa bát để kiếm thêm tiền. Dù khó khăn nhưng thành tích học tập của chị  rất tốt. Chị còn được tham gia cuộc thi học sinh giỏi huyện. Em cảm thấy rất ngưỡng mộ và cần phải học tập chị Mây rất nhiều.

ĐỌC

Câu hỏi 1. Vì sao ngày xưa người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi?

a. Vì lên núi kiếm củi đỡ vất vả hơn đánh cá.

b. Vì vùng biển gần đó thường xuyên có bão lớn.

c. Vì tất cả thuyền bè của họ bị bão cuốn mất.

Lời giải:

Ngày xưa người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi vì tất cả thuyền bè của họ bị bão cuốn mất.

Câu hỏi 2. Vì sao cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?

Lời giải:

Cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi vì:

  • Để kiếm được củi đem ra cợ bán, bà con không thể đi phía sườn núi dựng đứng mà phải đi đường vòng rất xa.
  • Bởi thế, ông muốn ghép đá thành bậc thang vượt dốc để có được con đường ngắn hơn, giúp mọi người đi xa đỡ vất vả.

Câu hỏi 3. Công việc làm đường của cố Đương diễn ra như thế nào?

Lời giải:

Quá trình làm đường của cố Đương:

  • Ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá, ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi.
  • Công việc rất nặng nhọc.
  • Về sau có thêm nhiều người trong xóm cũng tình nguyện đến làm cùng.
  • Sau năm năm, cố Đương đã mở xong con đường ngắn nhất từ xóm lên núi Hồng Lĩnh.

Câu hỏi 4. Hình ảnh "những bậc đá chạm mây" nói lên điều gì về việc làm của cố Đương?

Lời giải:

Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” cho thấy việc làm của cố Đương vô cùng khó khăn, gian khổ nhưng bằng sự nỗ lực, không bỏ cuộc mà ông đã tạo ra được một con đường dài ở dốc núi như chạm được đến mây.

Câu hỏi 5. Đóng vai một người dân trong xóm, giới thiệu về cố Đương.

Lời giải:

Tôi là cố Xuân, nhà phía sau dãy núi Hồng Lĩnh kia. Con trai tôi kiếm củi nuôi gia đình. Mấy năm ròng, phải đi đường vòng, nay may nhờ có cố Đương đứng ra ghép đá thành bậc thang, gia đình chúng tôi mới khấm khá hơn một chút. Cố Đương là ông lão nghèo, hễ gặp việc gì khó, ông đều đảm đương gánh vác. Quý lắm thay. Giờ ông ấy hoàn thành con đường vượt núi rồi, chúng tôi biết ơn lắm. Chúng tôi tặng cố Đương một cái tên mới là cố Ghép để con cháu sau này biết ơn công sức của ông ấy.

NÓI VÀ NGHE

Những bậc đá chạm mây

Câu hỏi 1. Quan sát tranh minh họa, nói về sự việc trong từng tranh.

Lời giải:

  • Tranh 1: Một cơn bão đã cuốn trôi hết thuyền bè của dân làng.
  • Tranh 2: Người dân trong làng phải kiếm củi để tìm kế sinh nhai, nhưng do đường cạnh sườn núi dốc, họ phải đi đường vòng rất xa.
  • Tranh 3: Cố Đương ghép đá làm đường cho mọi người có con đường ngắn để đi.
  • Tranh 4: Người dân phụ giúp cố Đương hoàn thành con đương.

Câu hỏi 2. Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.

Lời giải:

HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.

VIẾT

Câu hỏi 1. Nghe - viết: Những bậc đá chạm mây (từ Sau năm lần sim ra quả đến hết).

Lời giải:

HS nghe GV đọc và viết bài vào vở.

Câu hỏi 2. Làm bài tập a hoặc b.

a. Chọn ch hoặc tr thay cho chỗ chấm.

                                          Buổi sáng ó o

                                          Gà (...)ống gọi đấy

                                          Mặt (..)ời mau dậy

                                          Đỏ xinh câu (...)ào

 

                                          Buổi (...)ưa (...)ên cao

                                          Mặt (...)ời tung nắng

                                          Đùa cùng mây (...)ắng

                                          Ú òa ú òa.

 

                                          Buổi (...)iều hiền hòa

                                          Dung dăng dung dẻ

                                          Mặt (...)ời thỏ thẻ

                                          (...)ẳng về nhà đâu.

                                                               (Theo My Linh)

b. Quan sát tranh, tìm từ ngữ có tiếng chứa ăn hoặc ăng.

Mẫu: rặng tre

Lời giải:

a. Thứ tự cần điền như sau:

trch
(1), (2), (4), (5), (6), (7), (9)(3), (8), (10)

b. Từ ngữ có chứa tiếng ăn trong tranh:

  • Con rắn
  • Con trăn
  • Con thằn lằn

Từ ngữ có chứa tiếng ăng trong tranh:

  • Ánh nắng
  • Hoa trắng

Câu hỏi 3. Tìm thêm các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng ch, tr (hoặc chứa ăn, ăng).

Lời giải:

  • Các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng ch, tr: cái chăn, chăm chỉ, cái chõng tre, chuyên cần. trầm cảm, trông cậy, trông chờ, trông đợi,...
  • Các từ ngữ có chứa ăn hoặc ăng: ăn năn, đánh răng, sáng trăng, văng vẳng, vằng vặc,...

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tiếng việt 3 kết nối tri thức với cuộc sống, tiếng việt 3 KNTT tập 1, giải tiếng việt 3 sách kết nối tri thức, bài Những bậc đá chạm mây
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 3 kết nối tri thức bài 25 Những bậc đá chạm mây . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 3 tập 1 kết nối tri thức. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận