Danh mục bài soạn

Giải tiếng việt 3 kết nối tri thức bài 13 Bàn tay cô giáo

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 3 tập 1 sách mới kết nối tri thức với cuộc sống. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 13: Bàn tay cô giáo. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

KHỞI ĐỘNG

Nói với bạn những điều em nhớ nhất về thầy cô giáo cũ của mình.

Lời giải:

HS nói với bạn những điều em nhớ nhất về thầy cô giáo cũ của mình dựa vào trải nghiệm thực tế. Ví dụ:

  • Tớ rất quý cô Thảo – cô giáo dạy tớ năm lớp 1. Cô Thảo rất nhẹ nhàng với học sinh, cô luôn ân cần chỉ dạy chúng tớ.
  • Tớ lại nhớ cô Hoa nhất. Cô Hoa lúc nào cũng cười rất tươi. Dù cho tớ có làm sai, cô cũng nở một nụ cười hiền dịu và nhắc nhở tớ nhẹ nhàng.

Câu hỏi 1. Chọn lời giải thích phù hợp với mỗi từ dưới đây:

phôdập dềnhrì rào

a. Mặt nước chuyển động lên xuống nhịp nhàng

b. Tiếng sóng vỗ nhỏ, êm nhẹ, phát ra đều đều liên tiếp

c. Để lộ ra, bày ra

Lời giải:

Lời giải thích phù hợp với mỗi từ:

  • phô: (c). Để lộ ra, bày ra
  • dập dềnh: (a). Mặt nước chuyển động lên xuống nhịp nhàng
  • rì rào: (b). Tiếng sóng vỗ nhỏ, êm nhẹ, phát ra đều đều liên tiếp

Câu hỏi 2. Từ các tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì? (ghép từ ngữ ở cột A với từ ngữ phù hợp ở cột B)

Lời giải:

Ta có:

  • tờ giấy trắng - chiếc thuyền
  • tờ giấy đỏ - mặt trời nắng tỏa
  • tờ giấy xanh - mặt nước dập dềnh

Câu hỏi 3. Theo em, 2 dòng thơ "Biết bao điều lạ/ Từ bàn tay cô" muốn nói điều gì? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến khác của em.

a. Cô có phép màu.

b. Cô rất khéo tay.

c. Cô được học sinh rất yêu quý.

Lời giải:

Theo em, 2 dòng thơ "Biết bao điều lạ/ Từ bàn tay cô" muốn nói điều:

  • b. Cô rất khéo tay.
  • c. Cô được học sinh rất yêu quý.
  • Bổ sung: Cô giáo có nhiều kiến thức, truyền đạt cho học sinh và làm học sinh cảm thấy thú vị.

Câu hỏi 4. Tìm những câu thơ nói về sự khéo léo của cô giáo khi hướng dẫn học sinh làm thủ công.

Lời giải:

Những câu thơ nói về sự khéo léo của cô giáo khi hướng dẫn học sinh làm thủ công là:

  • Cô gấp cong cong
  • Thoắt cái đã xong
  • Mềm mại tay cô
  • Cô cắt rất nhanh

Câu hỏi 5. Dựa vào bài thơ, em hãy giới thiệu bức tranh mà cô giáo đã tạo ra.

Lời giải:

Gợi ý:

Dựa vào bài thơ, bức tranh mà cô giáo đã tạo ra là bức tranh vẽ cảnh biển. Ở đó có sóng nước dập dềnh, trong xanh, có những chiếc thuyền trắng và mặt trời đỏ đang tỏa nắng.

NÓI VÀ NGHE

Một giờ học thú vị

Câu hỏi 1. Kể về một giờ học em thấy thú vị.

Gợi ý: - Đó là giờ học môn nào?

           - Trong giờ học, em được tham gia những hoạt động nào?

Lời giải:

Ví dụ:

Đó là giờ học Âm nhạc. Trong giờ học, cô giáo đã dạy lớp em hát bài Vào rừng vui. Cô giáo đệm đàn cho chúng em hát, còn chúng em vừa hát vừa gõ tem-bơ-rin tạo nên những âm thanh vô cùng vui nhộn. Sau đó cô giáo đã mời một số bạn đứng lên đọc tiết tấu của bài. Đối với nhiều bạn, đọc tiết tấu và hình nốt nhạc là rất khó, nhưng em lại rất thích điều đó. Em hi vọng sau này mình có thể chơi đàn piano thành thạo.

Câu hỏi 2. Em cảm nhận thế nào về giờ học đó?

Lời giải:

Gợi ý: Em rất thích giờ học nhạc hôm đó, và không chỉ là một giờ học nhạc, mà bất cứ giờ học nhạc nào em cũng đều yêu thích như vậy!

VIẾT

Câu hỏi 1. Nghe - viết:

Nghe thầy đọc thơ

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà

Mái chèo nghiêng mặt sông xa

Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa

Nghe trăng thở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời...

Thêm yêu tiếng hát nụ cười

Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra.

(Trần Đăng Khoa)

Lời giải:

HS nghe GV đọc bài thơ Nghe thầy đọc thơ và viết vào vở.

Câu hỏi 2. Làm bài tập a hoặc b

a. Chọn l hoặc n thay cho ô trống. 

                                                                Tớ là chiếc xe lu

                                                                Người tớ to (...)ù (...)ù.

                                                                Con đường (...)ào mới đắp

                                                                Tớ san bằng tăm tắp.

                                                                Con đường (...)ào rải nhựa

                                                                Tớ là phẳng như lụa.

                                                                Trời (...)óng như (...)ửa thiêu

                                                                Tớ vẫn (...)ăn đều đều.

                                                                Trời (...)ạnh như ướp đá

                                                                Tớ càng (...)ăn vội vã

(Theo Trần Nguyên Đào)

b. Tìm tiếng chứa ăn hoặc ăng thay cho ô vuông.

Đêm đã về khuya, cảnh vật (...) vẻ, yên tĩnh. Mặt (...) đã lên cao, tròn vành vạnh. Ánh (...) sáng (...) vặc, chiếu xuống mặt hồ. Những gợn sóng lăn (...) phản chiếu ánh sáng lóng lánh như ánh bạc.

(Theo Bảo Khuê)

Lời giải:

a. Ta có:

  • (1) - (2): l
  • (3) - (4) - (5): n
  • (6) - (7) - (8): l

b. Đêm đã về khuya, cảnh vật vắng vẻ, yên tĩnh. Mặt trăng đã lên cao, tròn vành vạnh. Ánh trăng sáng vằng vặc, chiếu xuống mặt hồ. Những gợn sóng lăn tăn phản chiếu ánh sáng lóng lánh như ánh bạc.

(Theo Bảo Khuê)

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tiếng việt 3 kết nối tri thức với cuộc sống, tiếng việt 3 KNTT tập 1, giải tiếng việt 3 sách kết nối tri thức, bài Bàn tay cô giáo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 3 kết nối tri thức bài 13 Bàn tay cô giáo . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 3 tập 1 kết nối tri thức. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận