Danh mục bài soạn

Giải tiếng việt 3 kết nối tri thức bài 20 Trò chuyện cùng mẹ

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 3 tập 1 sách mới kết nối tri thức với cuộc sống. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 20: Trò chuyện cùng mẹ. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

KHỞI ĐỘNG

Kể về một hoạt động chung của gia đình em vào buổi tối.

Lời giải:

Gợi ý:

Buổi tối, gia đình em thường ngồi quây quần bên mâm cơm. Sau đó, bố và em sẽ giúp mẹ rửa bát. Đến khuya, hai chị em em sẽ được bố mẹ đọc truyện cổ tích cho nghe rồi cả nhà đi ngủ.

ĐỌC

Câu hỏi 1. Chi tiết nào cho thấy ba mẹ con Thư rất thích trò chuyện với nhau trước khi đi ngủ?

Lời giải:

Chi tiết cho thấy ba mẹ con Thư rất thích trò chuyện với nhau trước khi đi ngủ là:

  • ...sắp đến giờ ngủ, mẹ phải nói rành rọt từng chữ: Năm phút nữa thôi nhé.
  • Nhưng đôi khi chính mẹ nấn ná nghe chuyện của chị em Thư, làm năm phút cứ được cộng thêm mãi.

Câu hỏi 2. Vì sao thời gian trò chuyện của ba mẹ con cứ được cộng thêm mãi?

Lời giải:

Thời gian trò chuyện của ba mẹ con cứ được cộng thêm mãi vì ba mẹ con có rất nhiều điều để nói với nhau, những câu chuyện thường nối vào nhau không dứt.

Câu hỏi 3. Mẹ đã kể cho chị em Thư những chuyện gì?

Lời giải:

Mẹ đã kể cho chị em Thư chuyện công việc của mẹ, kể về ngày mẹ còn bé.

Câu hỏi 4. Đóng vai Thư hoặc Hân nhắc lại những chuyện mình đã kể cho mẹ nghe.

Lời giải:

  • Đóng vai Hân: Ở lớp con, hôm nay cô dạy con nặn hình con cá vàng. Con nặn được hẳn 3 con, bạn Mi chỉ nặn được 2 con thôi. Đến chiều con được ăn món cháo hành hoa, con thích cháo hành hoa lắm. Mai mẹ cho con ăn nữa nhé!
  • Đóng vai Thư: Hôm nay con được cô giáo mời đọc bài văn tả mẹ trước cả lớp đấy mẹ ạ! Giờ ra chơi, bọn con đã thử trí thông minh của nhau bằng các bài toán đố.

Câu hỏi 5. Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện.

Lời giải:

HS nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện. Ví dụ:

  • Em cảm thấy ba mẹ con nhà Thư rất thân thiết với nhau. Em mong gia đình em cũng có những buổi trò chuyện thân thiết như vậy để cả nhà có thể hiểu nhau hơn.
  • Em muốn mẹ em lắng nghe em kể chuyện nhiều hơn.
  • ...

ĐỌC MỞ RỘNG

Câu hỏi 1. Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về tình cảm của người thân trong gia đình và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Lời giải:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

- Ngày đọc: 25/11/2022

- Tên bài: Về thăm mẹ

- Tác giả: Đinh Nam Khương

Nhân vật em thích nhất: người conLí do em thích nhân vật đó: hiếu thảo, yêu thương mẹ
Mức độ yêu thích: 5 sao

Câu hỏi 2. Chia sẻ với bạn về nhân vật em yêu thích nhất: Nhân vật đó làm gì? Nhân vật đó có gì thú vị? Em học hỏi được điều gì ở nhân vật đó?

Lời giải:

Gợi ý:

Tớ thích nhất là nhân vật người con trong bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương. Nhân vật đó có một cái nhìn rất tinh tế, ngộ nghĩnh, chân thực: "Đàn gà mới nở vàng ươm/ Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành". Nhờ nhân vật đó mà tớ có cái nhìn sâu sát về cuộc sống hằng ngày của gia đình mình hơn.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu hỏi 1. Tìm các từ chỉ người thân trong đoạn văn dưới đây:

Bà nội của tôi là bà ngoại của em Đốm. Hai chị em tôi đều rất quý bà vì cả hai đều được bà chăm sóc từ khi mới sinh. Không phải chỉ đối với tôi và Đốm, mà sau này, em My, em Chấm ra đời, bà đều nâng niu bế ẵm từ lúc lọt lòng.

(Theo Vũ Tú Nam)

Lời giải:

Từ chỉ người thân có trong đoạn văn đã cho là:

  • bà nội
  • bà ngoại
  • em Đốm
  • hai chị em tôi
  • em My
  • em Chấm

Câu hỏi 2. Tìm thêm từ ngữ chỉ những người thân bên nội và bên ngoại.

Lời giải:

Bên nộiBên ngoại
  • Ông nội
  • Chú
  • Thím
  • ...
  • Ông ngoại
  • Cậu
  • Mợ
  • ...

Câu hỏi 3. Dấu hai chấm trong câu sau dùng để làm gì?

Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Theo Thanh Tịnh)

a. Để báo hiệu lời nói trực tiếp

b. Để báo hiệu phần giải thích

c. Để báo hiệu phần liệt kê

Lời giải:

Dấu hai chấm trong câu văn đã trích dùng để báo hiệu phần giải thích.

Câu hỏi 4. Xác định công dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu văn dưới đây:

Báo hiệu phần giải thíchBáo hiệu phần liệt kê

a. Trong cái túi vải thô của bà có đủ thứ quà, mùa nào thức nấy: nhãn tháng Sáu, na tháng Bảy, roi mùa hạ, gương sen mùa thu.

(Theo Ma Văn Kháng)

b. Hoa giấy có một đặc điểm khác với nhiều loài hoa: hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên.

(Theo Trần Hoài Dương)

c. Chú sóc có bộ lông khá đẹp: ưng xám nhưng bụng và chóp đuôi lại đỏ rực.

(Theo Ngô Quân Miện)

Lời giải:

Công dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu văn:

Báo hiệu phần giải thíchBáo hiệu phần liệt kê
(b)(a), (c)

LUYỆN TẬP 

Câu hỏi 1. Quan sát tranh, nêu đặc điểm của sự vật trong mỗi tranh.

Gợi ý:

- Ngôi nhà trong tranh thuộc loại nhà gì?

- Ngôi nhà đó có những đặc điểm gì nổi bật? (hình dạng, màu sắc, cảnh vật xung quanh,...)

- Em có cảm nghĩ gì khi quan sát ngôi nhà đó?

Lời giải:

a. Tranh 1:

  • Ngôi nhà trong tranh là nhà sàn.
  • Có hình dạng như con rùa, có màu tre nâu và rơm vàng, xung quanh là đồi núi và ông mặt trời đang thức dậy.
  • Cảm nghĩ của em: Đây là một ngôi nhà gần gũi với thiên nhiên, là một nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam.

b. Tranh 2:

  • Ngôi nhà thuộc loại nhà mái ngói ở nông thôn Việt Nam.
  • Được xây dựng ở vùng đồng bằng, xung quanh có cây cỏ, vườn tược. Ngôi nhà có mái màu đỏ tươi, quét ve màu vàng.
  • Cảm nghĩ của em: Những người sống trong ngôi nhà ở tranh 2 rất giản dị.

c. Tranh 3:

  • Ngôi nhà trong tranh thuộc loại nhà hiện đại.
  • Có các đồ vật hết sức tiện nghi, đẹp mắt, hiện đại: ti-vi, tủ, bàn, lọ hoa, ghế sô-pha, rèm cửa, cửa kính, điều hòa.
  • Em nghĩ đây là ngôi nhà ở vùng thị trấn hoặc ở thành phố.

Câu hỏi 2. Viết đoạn văn tả ngôi nhà của em.

Gợi ý:

a. Giới thiệu về ngôi nhà

- Nhà em ở đâu?

 - Gia đình em ở đó từ khi nào?

b. Tả bao quát về ngôi nhà

- Hình dạng

- Cảnh vật xung quanh

c. Đặc điểm nổi bật của ngôi nhà

- Bên ngoài (mái, tường, vách, cửa sổ, cửa ra vào,...)

- Bên trong (phòng bếp, phòng khách, đồ đạc,...)

d. Nêu tình cảm của em với ngôi nhà.

Lời giải:

Gợi ý:

Nhà em nằm ở quận Đống Đa. Kể từ khi bố mẹ lấy nhau, bố đã mua nhà ở phố Thái Thịnh. Đó là vào khoảng những năm 2007. Nhà em có 4 tầng. Tầng dưới cùng có sân để để xe, văn phòng làm việc của bố và nhà bếp. Đi lên trên lần lượt là phòng khách và các phòng ngủ, nhà vệ sinh,... Từ ngoài đường lớn đi vào, sẽ thấy trước cửa nhà em có tấm biển: Văn phòng luật Quang Minh. Văn phòng của bố nhìn chung gọn gàng, nhưng thật nhiều giấy tờ, sổ sách. Phòng bếp ở phía sau văn phòng là nơi em thích nhất vì em sẽ được nấu ăn cùng mẹ. Em sẽ được ấn các nút trên bếp cảm ứng. Mẹ nói dù là bếp cảm ứng, an toàn hơn bếp ga, nhưng em vẫn phải cẩn thận để không bị bỏng. Phòng ngủ của hai chị em em có màu hồng và dán đầy hình Hello Kitty trông rất đáng yêu. Em rất thích ngôi nhà mà em đang ở. Mong cho công việc của bố thuận lợi để em sẽ được ở ngôi nhà này thật lâu!

Câu hỏi 3. Trao đổi đoạn văn của em với bạn, chỉnh sửa và bổ sung ý hay.

Lời giải:

HS trao đổi đoạn văn của em với bạn, chỉnh sửa và bổ sung ý hay.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tiếng việt 3 kết nối tri thức với cuộc sống, tiếng việt 3 KNTT tập 1, giải tiếng việt 3 sách kết nối tri thức, bài Trò chuyện cùng mẹ
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 3 kết nối tri thức bài 20 Trò chuyện cùng mẹ . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 3 tập 1 kết nối tri thức. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận