Danh mục bài soạn

Giải địa lí 7 KNTT chủ đề chung 2 Đô thị lịch sử và hiện tại

Hướng dẫn học môn Lịch sử và địa lí 7 sách mới Kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết chủ đề chung 2: Đô thị lịch sử và hiện tại. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

1. Đô thị và sự hình thành các nền văn minh cổ đại

a) Đô thị và các nền văn minh cổ đại phương Đông

Câu hỏi 1. Hãy nêu và phân tích những điều kiện địa lí và lịch sử dẫn đến sự hình thành các đô thị ở phương Đông thời cổ đại.

Lời giải:

Điều kiện địa Ií và lịch sử:

- Dân cư tập trung sinh sống ven các con sông. Họ canh tác nông nghiệp trên những đồng bằng màu mỡ, phi nhiều, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm,...

- Do sản xuất dần phát triển, dân số tăng lên, những khu định cư nhỏ ban đầu đã dần mở rộng thành các khu dân cư đông đúc và có sự phân công lao động, hình thành các đô thị (thành thị) cổ đại như: Ba-bi-lon (ở vùng Lưỡng Hà), Mem-phit (ở Ai Cập), Mô-hen-giỗ Đa-rô (ở Ấn Độ)

Câu hỏi 2. Các đô thị có ở phương Đông có vai trò như thế nào trong sự hình thành và phát triển các nền văn minh cổ đại.

Lời giải:

Vai trò của các đô thị trong sự hình thành và phát triển các nền văn minh cổ đại:

- Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế và giao thông của các quốc gia cổ đại.

- Những đô thị cổ gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.

b) Đô thị và các nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại

Câu hỏi 1. Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, hãy cho biết điều kiện địa lí và lịch sử có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành các đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Lời giải:

Điều kiện địa lí và lịch sử  ảnh hưởng đến sự hình thành các đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại:

+ Ở Hy Lạp, La Mã cổ đại, đất đai khô cằn chỉ thích hợp trồng những cây lâu năm.

+ Có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc hình thành những hải cảng.

+ Do sống gần biển, lại có nhiều mỏ khoảng sản nên cư dân ở đây sớm phát triển mạnh hoạt động buôn bán hàng hải và sản xuất thủ công nghiệp.

Câu hỏi 2. Đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của các nền văn minh cổ đại ở châu Âu?

Lời giải:

Đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại có vai trò:

- Là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước, đồng thời cũng đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh.

- Văn minh Hy Lạp, La Mã dựa trên sự phát triển của nền kinh tế công thương nghiệp. 

- Không khí dân chủ tại các đô thị đã tạo điều kiện cho những sáng tạo văn học, nghệ thuật, triết học, khoa học - kĩ thuật.... nảy nở. Nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ còn được bảo tồn và phát huy giá trị to lớn đến tận ngày nay.

2. Các đô thị châu Âu thời trung đại và vai trò của giới thương nhân

Câu hỏi 1. Phân tích điều kiện dẫn đến sự ra đời các đô thị trung đại ở Tây Âu.

Lời giải:

Sự ra đời của các đô thị châu Âu thời trung đại:

- Từ thế kỉ XI, sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các lãnh địa phong kiến có nhiều biến đổi

- Một số thợ thủ công đã tìm cách trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền để chuộc lại tự do. Họ tìm đến những nơi đồng dân cư, gần nguồn nguyên liệu, nơi giao nhau của các trục đường chính,... nhóm nhau lại đề cùng sản xuất, buôn bán.

- Từ đó các đô thị hình thành. Bên cạnh đó, còn có những đô thị do lãnh chúa, Giáo hội xây dựng hoặc được phục hồi từ những đô thị cổ đại.

Câu hỏi 2. Khai thác từ liệu 2 và thông tin trong mục, cho biết tầng lớp thương nhân có vai trò như thế nào đối với các đô thị trung đại ở châu Âu.

Lời giải:

Hoạt động của thương nhân và thương hội:

- Thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển,

- Làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, đóng kín trong các lãnh địa trước đây.

- Việc buôn bán giữa các nước ngày càng sôi động, đặc biệt xung quanh vùng Địa Trung Hải.

Luyện tập - vận dụng

Bài tập 1. Những điều kiện địa lí và lịch sử dẫn đến sự hình thành các đô thị phương Đông và phương Tây cổ đại có những điểm gì khác nhau?

Lời giải:

Sự hình thành các đô thị cổ đại phương Đông

 

Sự hình thành các đô thị cổ đại phương Tây

 

- Dân cư tập trung sinh sống ven các con sông. Họ canh tác nông nghiệp trên những đồng bằng màu mỡ, phi nhiều, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm,...

- Do sản xuất dần phát triển, dân số tăng lên, những khu định cư nhỏ ban đầu đã dần mở rộng thành các khu dân cư đông đúc và có sự phân công lao động, hình thành các đô thị (thành thị) cổ đại như: Ba-bi-lon (ở vùng Lưỡng Hà), Mem-phit (ở Ai Cập), Mô-hen-giỗ Đa-rô (ở Ấn Độ)

 

- Ở Hy Lạp, La Mã cổ đại, đất đai khô cằn chỉ thích hợp trồng những cây lâu năm.

- Có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc hình thành những hải cảng.

- Do sống gần biển, lại có nhiều mỏ khoảng sản nên cư dân ở đây sớm phát triển mạnh hoạt động buôn bán hàng hải và sản xuất thủ công nghiệp.

 

Bài tập 2. Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy nêu ví dụ về sự phát triển hay suy tàn của một nên văn minh thời cổ đại gắn liền với sự thịnh vượng hay suy tàn của đô thị.

Lời giải:

Pa-ri là một thành phố của La Mã từ thê kỉ I, sau đó trở thành thủ đô của Vương quốc Phơ-răng. Hình thành bên bờ sông Xen, là giao điểm của các con đường buôn bán lớn, Pa-ri trở nên giàu có nhờ thương mại. Với dân số khoảng 50 000 người (thê kỉ XII), Pa-ri trờ thành trung tâm quan trọng về kinh tế, chính trị, giáo dục, tôn giáo của châu Âu.

Bài tập 3. Theo em, sự phát triển của đô thị châu Âu thời trung đại gắn liền với vai trò của tầng lớp thương nhân có ý nghĩa đối với sự phát triển của các quốc gia ngày nay không? Vì sao?

Lời giải:

Theo em, sự phát triển của đô thị châu Âu thời trung đại gắn liền với vai trò của tầng lớp thương nhân có ý nghĩa nền tảng và then chốt đối với sự phát triển của các quốc gia ngày nay. Nhờ hoạt động buôn bán của các thương nhân và thương hội mà kinh tế hàng hóa mới được phát triển, làm tan rã nền kinh tế tự nhiên, khép kính. Các hình thức canh tác, buôn bán lạc hậu và văn hóa phong kiến lỗi thời dần được phát triển thành một nền văn hóa mới tốt đẹp hơn, là tiền đề cho các cuộc cách mạng lớn về văn hoá, kinh tế của các quốc gia sau này. Một ví dụ cụ thể là việc các thương nhân nhóm họp lại và thành lập các hội buôn, tổ chức các hội chợ để trao đổi hàng hóa, một số quầy đổi tiền xuất hiện ở giai đoạn này là tiền thân của các ngân hàng sau này.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk địa lí 7 sách mới, giải địa lí 7 Kết nối tri thức, giải địa lí 7 KNTT Chủ đề chung 2, giải bài Đô thị lịch sử và hiện tại.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải địa lí 7 KNTT chủ đề chung 2 Đô thị lịch sử và hiện tại . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức. Phần trình bày do Hoài Phương Full tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận