Danh mục bài soạn

Giải lịch sử 7 KNTT bài 6 Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Hướng dẫn học môn Lịch sử và địa lí 7 sách mới Kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 6:Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

1. Sự hình thành và phát triển các vương quốc phong kiến từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Câu 1. Khai thác hình 2 và thông tin trong mục, trình bày sơ lược sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

Trả lời: Sơ lược sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI:

a) Sự hình thành:

  • Nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XII:
    • Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi: Vương quốc Pa-gan mạnh lên và thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành, phát triển Vương quốc Mi-an-ma.
    • Ở lưu vực sông Chao Phray-a: Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a.
    • Trên bán đảo Đông Dương: Đại Việt, Chăm-pa và Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me.
    • Trên đảo Xu-ma-tra: Sri Vi-giay-a trở thành một quốc gia hùng mạnh.
  • Thế kỉ XIII: quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á => Đòi hỏi sự liên kết giữa các quốc gia, tộc người để chống ngoại xâm.
    • Vương quốc A-út-a-thay-a chinh phục Su-khô-thay, thành lập quốc gia thống nhất (Thái Lan ngày nay).
    • Vương quốc Lan Xang thành lập (Lào ngày nay).
    • Các nước nhỏ trên hai đảo Xu-ma-tra và Gia-va (In-đô-nê-xi-a) thống nhất dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít.
    • Vương quốc Ma-lắc-ca thành lập và ngày càng hưng thịnh.

b) Sự phát triển:

  • Chính trị:
    • Bộ máy nhà nước dần được củng cố, tăng cường quyền lực của nhà vua và hoàn chỉnh hệ thống quan lại các cấp.
    • Hoàn thiện luật pháp với nhiều bộ luật mới: Si-va-sa-xa-na (In-đô-nê-xi-a), Hình thư (Đại Việt),...
  • Kinh tế: phát triển nông nghiệp lúa nước, giao lưu buôn bán bằng đường biển.

Câu 2. Từ từ liệu trên, em có nhận xét gì về hoạt động kinh tế của Vương quốc Ma-lắc-ca?

Trả lời: Vương quốc Ma-lắc-ca nằm ở vị trí địa lí rất thuận lợi, có eo biển nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

=> Hoạt động kinh tế phát triển mạnh mẽ, là nơi diễn ra quá trình buôn bán, giao lưu thương mại của nhiều nền kinh tế lớn:

  • Trung Quốc: bán đồ sứ, tơ lụa, gương.
  • Ấn Độ: bán ngọc trai, vải bông mịn.
  • Gia-va và Xu-ma-tra: bán thóc lúa, gia vị, vàng, trâu bò,...
  • Tây Á và châu Âu: bán hàng len.
  • Đông Nam Á lục địa: bán gỗ trầm, gỗ đàn hương, đá quý, hồ tiêu, hương liệu.
  • ...

2. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu

Câu 1. Hãy nêu thành tựu văn hoá tiêu biểu của các quốc gia ở Đông Nam Á và rút ra nhận xét.

Trả lời: Thành tựu văn hoá tiêu biểu của các quốc gia ở Đông Nam Á:

  • Tín ngưỡng - tôn giáo:
    • Dòng Phật giáo tiểu thừa được truyền bá rộng rãi và phổ biến.
    • Xây dựng nhiều chùa, vừa là nơi thờ phụng, vừa là trung tâm văn hoá thời bấy giờ.
    • Thế kỉ XII - XIII: Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á => Sự ra đời của các tiểu quốc Hồi giáo, Hồi giáo trở thành quốc giáo.
  • Chữ viết:
    • Đầu thế kỉ XIII: chữ Thái được hình thành trên hệ thống chữ Phạn.
    • Khoảng thế kỉ XIV: chữ Lào ra đời.
    • Người Việt sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở cải tiến chữ Hán (Trung Quốc).
  • Văn học: 
    • Dòng văn học viết xuất hiện và phát triển nhanh.
    • Tác phẩm tiêu biểu: Sách của các ông Vua (In-đô-nê-si-a), Truyện sử Mã Lai (Ma-lai-xi-a),...
  • Kiến trúc, điêu khắc:
    • Nhiều công trình kiến trúc trở thành các di tích lịch sử, văn hoá nổi tiêng thế giới: khu đền Ăng-co (Cam-pu-chia), chùa Vàng (Mi-an-ma),...
    • Nghệ thuật điêu khắc và tạc tượng thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc và sự sáng tạo của các nghệ nhân Đông Nam Á.

Nhận xét: Thành tựu văn hoá của các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng không nhỏ của văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc nhưng vẫn có những nét riêng, sáng tạo, mang đạm bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia.

Câu 2. Nhiều quốc gia Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng có ý nghĩa thế nào?

Trả lời:  Ý nghĩa của việc sáng tạo ra chữ viết:

  • Đánh dấu một bước tiến trong sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á - bắt đầu bước vào thời đại văn minh.
  • Giúp con người ghi nhớ lịch sử, ghi chép thông tin, vượt xa ra khỏi ngôn ngữ nói thông thường.
  • Là công cụ cho việc truyền đạt tiếp thu tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách chính xác nhất => Thế hệ con cháu có thể hiểu hơn về lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á nói riêng và lịch sử thế giới cổ đại nói chung.

Luyện tập - Vận dụng

Câu 1. Hãy thể hiện trên trục thời gian các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thể kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

Trả lời: Trục thời gian thể hiện các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thể kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI:

Câu 2. Tìm hiểu thêm từ sách, báo và internet về một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của các quốc gia Đông Nam Á thời kì này mà em ấn tượng nhất và viết bài (hoặc làm bài thiết kế đồ hoạ - inforgraphic) giới thiệu về thành tựu đó.

Trả lời:  Gợi ý: Giới thiệu về đền tháp Pagan (Vạn Phật Tự).

Thành phố cổ Pagan chỉ có diện tích khoảng 40km2, quy hoạch bình đồ vuông, nằm trên bờ sông Iraouaddhi. Theo truyền thuyết, khi vua  Anaoratha bắt đầu theo Phật Giáo đã sai sứ thần sang nước láng giềng Thaton của người Môn vốn theo đạo Phật để cung thỉnh một số kinh sách về phiên dịch nhưng bị vua nước Thaton khước từ. Vua Anoratha đem binh sang chinh  phạt Vương quốc Thaton, không những thu hồi được nhiều kinh sách và tượng Phật giáo, mà còn bắt nhiều thợ thủ công của Thaton đưa về Pagan để tham gia xây dựng những đền tháp Pagan. Ở thời kì đó, nơi đây là kinh đô văn hóa lớn, đem lại niềm tự hào cho nền nghệ thuật kiến trúc Á Đông.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk lịch sử 7 sách mới, giải lịch sử 7 Kết nối tri thức, Giải lịch sử 7 KNTT bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải lịch sử 7 KNTT bài 6 Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận