Danh mục bài soạn

Giải địa lí 7 KNTT bài 11 Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

Hướng dẫn học môn Lịch sử và địa lí 7 sách mới Kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

1. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo

Câu hỏi. Đọc thông tin trong mục và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:

- Xác định phạm vi môi trường xích đạo ở châu Phi.

- Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo.

Lời giải:

- Phạm vi: bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê

- Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ:

+ Nhiệt độ và độ ẩm cao ở môi trường xích đạo giúp cho cây trồng phát triển quanh năm, tạo điều kiện trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây. Ở đây đã hình thành các vùng chuyên canh cây dầu, cao,...) theo quy lớn nhằm mục đích xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

+ Tầng mùn trong đất ở môi trường xích đạo không dày, lớp phủ thực vật lại bị tàn phá nhiều nên mùn dễ bị nước mưa rửa trôi (đặc biệt là ở các sườn dốc của đồi, núi). Vì vậy, việc bảo vệ rừng và trồng rừng là hết sức cần thiết.

2. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới

Câu hỏi. Đọc thông tin trọng mục 2 và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:

- Xác định phạm vi môi trường nhiệt đới ở châu Phi.

- Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới.

Lời giải:

- Phạm vi: gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo

- Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên:

  • Tại những khu vực khô hạn như vùng xa van ở Nam Xa-ha-ra, làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác phổ biến, cây trồng chính là lạc, bông, kê,...; chăn nuôi dê, cừu,... theo hình thức chăn thả.
  • Ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm như Đông Nam Phi, đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả (chuối,... ) và cây công nghiệp (mía, chè, thuốc lá, bông, cà phê,...) với mục đích xuất khẩu.
  • Hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản (vàng, đồng, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên,...) có vai trò hết sức quan trọng. Một số nước cũng phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cây nông nghiệp và sản phẩm chăn nuôi.
  • Ở môi trường nhiệt đới, cần chú ý xây dựng các công trình thuỷ lợi để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong mùa khô.
  • Một số quốc gia châu Phi (Kê-nia, Tan-da-ni-a,...) đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên (vườn quốc gia) vừa đề bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, vừa phát triển du lịch sinh thái.

3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc

Câu hỏi. Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:

- Xác định phạm vi môi trường hoang mạc ở châu Phi.

- Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc.

Lời giải:

- Phạm vị: hoạt mạc Xahara và hoang mạc Calahari

- Phương thức con người khai thác, sử dụng và khia thác thiên nhiên

  • Tại các ốc đảo, người dân trồng cây ăn quả (cam, chanh và đặc biệt là cây chà là) và một số cây lương thực (lúa mạch,....) trên những mảnh ruộng nhỏ. Do nguồn nước và thức ăn khan hiếm, đàn gia súc (dễ, lạc đà,...) được di chuyển từ nơi này đến nơi khác (chăn nuôi du mục). Để vận chuyển hàng hoá và buôn bán xuyên hoang mạc, người ta dùng sức của lạc đà.
  • Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện; do đó, nhiều vùng hoang mạc đã thay đổi. Hoạt động du lịch cũng đem lại nguồn thu lớn cho người dân nơi đây.
  • Các nước trong khu vực đã có nhiều biện pháp như hợp tác để thành lập “vành đai xanh" chống lại tình trạng hoang mạc hoá,...

4. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên môi trường cận nhiệt

Câu hỏi. Đọc thông tin trong mục 4 và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:

- Xác định phạm vi môi trường cận nhiệt ở châu Phi.

- Trình bày cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt.

Lời giải:

- Phạm vi:ở phần cực bắc và cực nam châu Phi

- Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên:

  • Tận dụng lợi thế khi hậu ở môi trường cận nhiệt các nước đã trong các loài cây ăn quả (nho, cam, chanh, ô liu,... ) có giá trị xuất khẩu và một số cây lương thực (lúa mi, ngô). Gia súc chính là cừu.
  • Hoạt động khai thác khoáng sản rất phát triển, khu vực là một trung tâm lớn của thế giới về khai thác dầu (An-giê-ri), đồng thời đứng hàng đầu thế giới về khai thác vàng, kim cương (Cộng hoà Nam Phi).
  • Môi trường cận nhiệt cũng thuận lợi để phát triển các hoạt động du lịch.
  • Vấn đề môi trường được các nước trong khu vực quan tâm là chống khô hạn và hoang mạc hoá.

Luyện tập - vận dụng

Bài tập 1. Hãy lập bảng so sánh cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo và môi trường nhiệt đới châu Phi.

Lời giải:

 

Môi trường xích đạo ở châu Phi

Môi trường nhiệt đới ở châu Phi

Cách thức con người khai thác thiên nhiên

- Hình thành các vùng chuyên canh cây dầu, cao,...) theo quy lớn nhằm mục đích xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến do cây trồng phát triển quanh năm, gối vụ, xen canh nhiều loại cây trông.

- Vùng xa van ở Nam Xa-ha-ra, làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác phổ biến, cây trồng chính là lạc, bông, kê,...; chăn nuôi dê, cừu,... theo hình thức chăn thả.

- Khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm hình thành các vùng trồng cây ăn quả và cây công nghiệp với mục đích xuất khẩu.

- Một số nước cũng phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cây nông nghiệp và sản phẩm chăn nuôi do hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản.

Bài tập 2. Tìm hiểu về hoang mạc Xa-ha-ra.

Lời giải:

  • Sahara là hoang mạc nóng lớn nhất và khắc nghiệt nhất trên thế giới. Chỉ sau hai hoang mạc lạnh giá châu Bắc cực và châu Nam cực, Sahara là hoang mạc lớn thứ ba trên thế giới.
  • Với diện tích 9,4 triệu km2, Sahara, bao trùm hầu hết Bắc Phi, phủ lên những vùng lớn của Algeria, Chad, Ai Cập, Lybia, Mali, Mauritania, Morocco, Niger, Bắc Sahara, Sudan và Tunisia.
  • Sahara được bao bọc bởi biển Đại Tây Dương ở rìa phía tây, núi Atlas và biển Địa Trung Hải ở phía bắc, Biển Hồng hải ở phía Tây, Sudan và thung lũng sông Niger ở phía nam.
  • Hoang mạc được chia thành các vùng tây Sahara, trung tâm dãy núi Hoggar (Ahaggar), dãy núi Tibesti, dãy núi Air, một vùng núi hoang mạc và cao nguyên, hoang mạc Ténéré và hoang mạc Libyan, vùng khô cằn nhất.
  • Khí hậu: Gió hướng đông bắc ở Sahara có thể thổi mạnh như cơn bão xoáy và thường làm dậy sóng bão cát. Một nửa vùng Sahara có lượng mưa ít hơn một inch mỗi năm và nửa còn lại nhận được lượng mưa khoảng 4 inch (10cm) mỗi năm. Những cơn mưa bất chợt thường là những trận mưa rào.
  • Địa hình: vùng Sahara là hoang mạc đá, một loại cảnh quan hoang mạc gồm rất ít cát và được tạo bởi những cao nguyên đá khô cằn, khắc nghiệt.
  • Sông ngòi: các con sông và dòng chảy của Sahara bất thường và xuất hiện theo mùa. Sông Nile chảy qua hoang mạc bắt nguồn từ trung tâm châu Phi và đổ vào Địa Trung Hải.
  • Vùng trung tâm của Sahara rất hiếm thực vật và động vật, chủ yếu là những loại chịu hạn tốt.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk địa lí 7 sách mới, giải địa lí 7 Kết nối tri thức, giải địa lí 7 KNTT bài 11, giải bài Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải địa lí 7 KNTT bài 11 Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức. Phần trình bày do Hoài Phương Full tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận