Danh mục bài soạn

Giải lịch sử 7 KNTT bài 16 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Hướng dẫn học môn Lịch sử và địa lí 7 sách mới Kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 16 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427). Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

1. Một số sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn

Câu hỏi:

a1. Nêu những hiểu biết của em về chủ tướng Lê Lợi.

Trả lời:  Chủ tướng Lê Lợi (1385-1443):

  • Là mộ hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn (Thanh Hoá).
  • Ông đã tích cực xây dựng lực lượng, dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh.

a2. Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ như thế nào?

Trả lời:  Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ:

  • Năm 1416: Lê Lợi cùng 18 hào kiệt tổ chức hội thề ở Lũng Nhai, quyết tâm đánh đuổi giặc Minh.
  • Đầu năm 1418: Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước => Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.

b1. Trình bày những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm tháng đầu của cuộc khởi nghĩa.

Trả lời: Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm tháng đầu của cuộc khởi nghĩa:

  • Căn cứ nhiều lần bị bao vây.
  • Ba lần phải rút lên vùng núi Chí Linh, có lúc chỉ còn hơn 100 người.

b2. Em có nhận xét gì về đề nghị tạm hoà với quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn?

Trả lời:  Nhận xét về đề nghị tạm hoà với quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn: là một quyết định hoàn toàn đúng đắn và cần thiết do tương quan lực lượng giữa hai bên chênh lệch quá lớn.

  • Nghĩa quân Lam Sơn:
    • Những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân còn non yếu, gặp nhiều khó khăn (ba lần rút lên vùng núi Chí Linh, có lúc chỉ còn hơn 100 người).
    • Phải liên tiếp chống lại sự vây quét của giặc trong điều kiện thiếu thốn.
  • Quân Minh: lực lượng đông đảo, mạnh mẽ và đang làm chủ cả nước.

=> Đề nghị tạm hoà với quân Minh để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị đầy đủ về sức người, sức của cho cuộc kháng chiến sau này.

c. Khai thác tư liệu 2, hãy cho biết vì sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch Nghệ An. Kế hoạch đó đem lại những kết quả như thế nào?

Trả lời:  Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch Nghệ An để:

  • Gỡ thế bao vây của quân giặc.
  • Đánh chiếm Nghệ An làm căn cứ → Mở rộng giải phóng Tây Đô và Đông Quan.

Kết quả: cuối năm 1424, nghĩa quân giải phóng Nghệ An → Giải phóng vùng từ Thanh Hoá đến Đèo Hải Vân.

=> Thẳng lợi làm thay đổi căn bản cục diện cuộc chiến và so sánh lực lượng giữa hai bên theo hướng có lợi cho nghĩa quân.

d1. Trình bày những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1426-1427.

Trả lời: Những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1426-1427:

  • Tiến quân ra Bắc: 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định tiến quân ra Bắc.
    • Nghĩa quân liên tiếp thắng trận, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.
  • Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động: 
    • 10/1426: Vương Thông đến chi viện, mở cuộc tấn công vào quân chủ lực của nghĩa quân.
    • 7/11/1426: quân ta mai phục, chặn đánh địch ở Tốt Động-Chúc Động → Quân Minh thất bại, nghĩa quân giải phóng đất đai và siết chặt vây hãm thành Đông Quan.
  • Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang:
    • 10/1427: Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy 15 vạn viện binh tiến vào nước ta.
    • Nghĩa quân phục kích tại ải Chi Lăng, giết Liễu Thăng tại trận và liên tiếp giành thắng lợi tại Cần Trạm, Phổ Cát, Xương Giang.
    • Lê Lợi sai người mang ấn tín và thu báo tin Liễu Thăng tử trận cho Mộc Thạnh → Quân giặc khiếp sợ, vội vàng rút về nước.
  • Hội thế Đông Quan:
    • Nghĩa quân siết chặt các vòng vây, dụ hàng Vương Thông và các tướng lĩnh.
    • 10/12/1427: Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu, tham gia Hội thề Đông Quan, chấm dứt chiến tranh.
    • 1/1428: Quân Minh rút về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.

d2. Việc dụ hàng quân Minh và tổ chức Hội thề Đông Quan thể hiện điều gì trong kế sách đánh giặc của Lê Lợi và Nguyễn Trãi?

Trả lời:  Việc dụ hàng quân Minh và tổ chức Hội thề Đông Quan cho thấy sự tài tình, sáng suốt trong kế sách đánh giặc của Lê Lợi và Nguyễn Trãi:

  • Chú trọng “đánh ѵào lòng người”, triệt để tiến công ngoại giao kết hợp với đấu tranh quân sự để làm suy sụp ý chí, tinh thần và tư tưởng quân địch.
  • Lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa của nhà Minh, đồng thời thể hiện sự mong muốn nối lại mối quan hệ hoà hảo với đế chế phương Bắc.
  • Thể hiện ý chí, sức mạnh và truyền thống nhân đạo của đất nước ta.

2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

Câu 1. Giải thích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời:  Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

  • Tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí và quyết tâm giành lại độc lập của nhân dân ta.
  • Sự đồng lòng đoàn kết chiến đấu, đóng góp của cải, lương thực, vũ khí và sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hi sinh.
  • Đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân.

Câu 2. Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời:  Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

  • Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân.
  • Chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập.
  • Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.

Luyện tập - Vận dụng

Câu 1. Hãy lập bảng hệ thống những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (thời gian, sự kiện tiêu biểu, kết quả, ý nghĩa).

Trả lời:  Bảng hệ thống những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

Thời gian

Sự kiện tiêu biểu

Kết quả

Ý nghĩa

1424-1425

Kế hoạch Nghệ An

Giải phóng Nghệ An và vùng từ Thanh Hoá đến Đèo Hải Vân.

Làm thay đổi căn bản cục diện cuộc chiến và so sánh lực lượng giữa hai bên theo hướng có lợi cho nghĩa quân.

9/1426

Tiến quân ra Bắc

Liên tiếp thắng trận, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.

7/11/1426

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

Quân Minh thất bại, nghĩa quân giải phóng đất đai và siết chặt vây hãm thành Đông Quan.

Làm phá sản kế hoạch phản công của Vương Thông, tạo ra lợi thế cho nghĩa quân buộc quân Minh phải chấp nhận đàm phán.

10/1427

Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang

Liễu Thăng tử trận, quân giặc khiếp sợ, vội vàng rút về nước.

Là thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, kết thúc 20 năm đô hộ.

10/12/1427 – 1/1428

Hội thề Đông Quan

Quân Minh rút về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.

Là hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, thể hiện ý chí, sức mạnh và truyền thống nhân đạo của đất nước ta.

Câu 2. Hãy đánh giá vai trò của các vị anh hùng dân tộc như: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyến Chích,... đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời: Vai trò của các vị anh hùng dân tộc đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

  • Lê Lợi:
    • Tạo dựng nên nghĩa quân Lam Sơn.
    • Đánh tan Quân xâm lược Minh với đường lối và chiến thuật đúng đắn
    • Đóng góp nhiều công sức vào cuộc khởi nghĩa.
  • Nguyễn Trãi: là cố vấn, người phò tá đắc lực của Lê Lợi, góp phần không nhỏ vào chiến thắng của nghĩa quân.
  • Nguyễn Chích: đề xuất kế hoạch Nghệ An, giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây, giải phóng và mở rộng địa bàn hoạt động.

Câu 3. Từ khởi nghĩa Lam Sơn, chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?

Trả lời:  Bài học từ khởi nghĩa Lam Sơn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay: Cần có sự đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhất là sự quan tâm của nhà nước đến dân, dựa vào dân để đánh giặc.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk lịch sử 7 sách mới, giải lịch sử 7 Kết nối tri thức, Giải lịch sử 7 KNTT bài 16 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải lịch sử 7 KNTT bài 16 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận