Danh mục bài soạn

Giải lịch sử 7 KNTT bài 12 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)

Hướng dẫn học môn Lịch sử và địa lí 7 sách mới Kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077). Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

1. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thức nhất (năm 1075)

Em hãy chỉ ra nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075).

Trả lời: Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075): thực hiện chủ trương "tiến công trước để tự vệ", chủ động tấn công thay vì ngồi yên đợi giặc.

  • Là một chủ trương độc đáo, sáng tạo.
  • Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược => Mục đích chính đáng, rõ ràng.
  • Thắng lợi này là đòn phủ đầu mạnh mẽ, làm quân Tống rơi vào thể hoang mang, bị động.

2. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai (năm 1077)

a) Vì sao Lý Thường Kiệt quyết định xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở sông Như Nguyệt? Việc xây dựng phòng tuyến như vậy đã thể hiện điều gì?

b1) Khai thác tư liệu 3, nêu nhận xét của em về cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt.

b2) Trình bày ý nghĩa của chiến thắng trên sông Như Nguyệt.

Trả lời:  

a) Lý Thường Kiệt quyết định xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở sông Như Nguyệt vì:

  • Sông Như Nguyệt là một chiến tuyến tự nhiên, rất khó để vượt qua.
  • Là dòng sông chặn ngang con đường bộ mà quân Tống có thể dùng để tiến vào Thăng Long => Thuận lợi cho ta phòng thủ và gây khó khăn cho địch khi tiến công.

=> Việc xây dựng phòng tuyến như vậy đã cho thấy sự sáng tạo, mưu trí, khả năng lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt.

b1) Cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt: quân giặc bại trận nhưng Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị "giảng hoà", thực chất là cho quân Tống một lối thoát.

=> Chủ trương nhân đạo, cách ngoại giao khôn khéo và mềm dẻo, tránh gây thêm tổn thất cho cả hai bên.

=>  Vừa thể hiện sức mạnh của đất nước, vừa không làm tổn hại đến danh dự nhà Tống, đảm bảo được mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh.

b2) Ý nghĩa của chiến thắng trên sông Như Nguyệt:

  • Là trận đánh có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
  • Giáng một đòn mạnh mẽ vào ý chí chiến đấu, khiến quân Tống buộc phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
  • Giữ vững nền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền đất nước.
  • Thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt và sự lãnh đạo sáng suốt, tài ba của Lý Thường Kiệt.

Luyện tập - Vận dụng

Câu 1. Hãy chỉ ra những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075-1077).

Trả lời:  Những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075-1077):

  • Chủ trương "tiến công trước để tự vệ", đẩy địch vào thế bị động.
  • Lựa chọn và xây dựng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
  • Nắm bắt thời cơ, tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch suy yếu.
  • Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

Câu 2. Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến được thể hiện như thế nào?

Trả lời: Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến được thể hiện:

  • Là tổng chỉ huy lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
  • Đưa ra đường lối kháng chiến nhanh chóng, đúng đắn, sáng tạo, giúp quân và dân ta giành được thắng lợi.
  • Là người trực tiếp điều binh khiển tướng và quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hoà bình => Vai trò to lớn, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Câu 3. Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý đã để lại những bài học gì cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Trả lời:  Bài học từ cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay:

  • Luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, ý chí mạnh mẽ, quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
  • Có đường lối kháng chiến đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, điểm mạnh, điểm yếu của quân và dân ta.
  • Luôn giữ thái độ mềm dẻo, khôn khéo để giữ gìn mối quan hệ với các nước nhưng cũng kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ xâm lược.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk lịch sử 7 sách mới, giải lịch sử 7 Kết nối tri thức, Giải lịch sử 7 KNTT bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải lịch sử 7 KNTT bài 12 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận