Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: MỆNH ĐỀ, TẬP HỢP

CHƯƠNG 2: HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TRÌNH, HỆ PHƯƠNG TRÌNH

CHƯƠNG 4: BẤT ĐẲNG THỨC, BẤT PHƯƠNG TRÌNH

CHƯƠNG 5: THỐNG KÊ

CHƯƠNG 6: CUNG VÀ GÓC LƯỢNG GIÁC, CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC

Giải Đại số 10 : Bài tập 4 trang 159

Bài tập 4: trang 159 sgk Đại số 10

Phát biểu định lí về dấu của một tam thức bậc hai \(f(x) = ax^2+ bx + c\).

Áp dụng quy tắc đó, hãy xác định giá  trị của \(m\)để tam thức sau luôn luôn âm: 

\(f(x) =  - 2{x^2} + 3x + 1 - m\)  

Cách làm cho bạn:

Định lí: Tam thức bậc hai \(f(x) = ax^2+ bx + c (a ≠0)\)

có biệt thức \(Δ = b^2– 4ac\)

  • Nếu \(Δ < 0\)thì \(f(x)\)cùng dấu với hệ số \(a\)với mọi \(x∈\mathbb R\)
  • Nếu \( Δ = 0\)thì \(f(x)\)luôn cùng dấu với hệ số \(a\)với mọi  \(x \ne {{ - b} \over {2a}}\)
  • Nếu \(Δ >0\) thì \(f(x)\)có hai nghiệm \(x_1;x_2(x_1<x_2)\)

\( f(x)\) cùng dấu với hệ số \(a\) khi  \(x<x_1\) hoặc  \(x>x_2\)

\(f(x)\) trái dấu với hệ số \(a\) khi  \(x_1<x<x_2\)

Áp dụng: \(f(x) =  - 2{x^2} + 3x + 1 - m\) có hệ số \(a = -2<0\)

Biệt thức: \(Δ = 3^2- 4 .(- 2) (1-m) = 17 - 8m\)

Tam thức \(f(x)\)luôn âm hay \(f(x) < 0 , ∀x  ∈\mathbb R\)khi:

\(\Delta < 0 \Leftrightarrow 17 - 8m < 0 \Leftrightarrow m > {{17} \over 8}\)

Vậy với \(m>\frac{17}{8}\)thì tam thức đã cho luôn đạt giá trị âm.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận