Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài mở đầu Tiết 2: đọc hiểu văn bản văn học

Giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài mở đầu Bài mở đầu Tiết 2: đọc hiểu văn bản văn học được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

TIẾT 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC

 

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:

- HS hiểu được khái niệm, nội dung chính của các thể loại văn  học trong chương trình.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực đọc, tổng hợp và phân tích các nội dung, chủ đề bài học.

3. Phẩm chất:

- Co ý thức, chăm chỉ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.    

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV đặt câu hỏi: Em có thích đọc truyện văn học không? Thể loại em yêu thích là gì?

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nêu suy nghĩ của mình.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình.

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-  GV dẫn dắt: Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu cách đọc hiểu văn học văn học.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát cấu trúc nội dung từng mục trong bài

a. Mục tiêu: Nắm được các thể loại văn bản văn học.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoa để nắm khá quát cấu trúc nội dung từng mục.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi:

+ Nhóm 1: Sách Ngữ văn 10 hướng dẫn đọc hiểu văn bản văn học thuộc những thể loại nào? Thể loại truyện nào mới so với sách Ngữ văn Trung học cơ sở? Cần chú ý gì khi đọc hiểu các văn bản văn học?

+ Nhóm 2: Sách Ngữ văn 10 hướng dẫn đọc hiểu văn bản văn học thuộc những thể loại nào? Thể loại truyện nào mới so với sách Ngữ văn Trung học cơ sở? Cần chú ý gì khi đọc hiểu các văn bản văn học?

+ Nhóm 3: Các nội dung chính của bài Thơ văn Nguyễn Trãi là gì? Nêu những điểm cần lưu ý khi học bài này.

+ Nhóm 4: Các nội dung chính của bài Thơ văn Nguyễn Trãi là gì? Nêu những điểm cần lưu ý khi học bài này.

+ Nhóm 5: Nêu những nội dung và yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết trong sách Ngữ văn 10.

+ Nhóm 6: Nêu những nội dung và yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết trong sách Ngữ văn 10.

- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trao đổi, thảo luận theo nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

I. Học đọc

- Sách Ngữ văn 10 hướng dẫn đọc hiểu văn bản văn học thuộc những thể loại:

+ Văn bản Truyện

+ Văn bản Thơ

+ Văn bản Chèo, tuồng

+ Văn bản nghị luận

+ Văn bản thông tin

- Thể loại truyện mới so với sách Ngữ văn Trung học cơ sở: Thần thoại, sử thi, tiểu thuyết chương hồi.

- Cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản văn học:

+ Văn bản truyện: ngoài việc hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm, cần biết cách đọc văn bản gắn với đặc điểm mỗi thể loại cụ thể.

+ Văn bản Thơ: mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, đặc điểm của mỗi thể thơ.

+ Văn bản Chèo, tuồng: hiểu nội dung cụ thể, chú ý ngôn ngữ và cách thức trình bày.

- Văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 10 gồm những loại: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Khi đọc văn bản này, cần chú ý đến đề tài, ý nghĩa của vấn đề được bài viết nêu lên và cách tác giả nêu ý kiến, sử dụng lí lẽ và bằng chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.

- Văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 10 gồm những loại: Một số dạng văn bản thông tin tổng hợp. Khi đọc các văn bản này, ngoài việc biết thêm những nét đặc sắc văn hoá truyền thống của dân tộc ở nhiều vùng miền khác nhau, cần chú ý cách triển khai thông tin bằng nhiều hình thức, cách trình bày văn bản có sử dụng kết hợp kênh chữ với kênh hình (văn bản đa phương thức).

- Nội dung chính của bài Thơ văn Nguyễn Trãi Hội tụ 2 nguồn cảm hứng lớn yêu nước - nhân đạo.

- Khi đọc thơ văn Nguyễn Trãi, ngoài việc chú ý các yêu cầu đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại, thơ Nôm Đường luật, cần biết vận dụng những hiểu biết về Nguyễn Trãi để hiểu sâu hơn tác phẩm của ông.

II. Thực hành tiếng Việt

- Những lưu ý khi học phần Thực hành tiếng Việt:

- Khi làm bài tập trong phần này, cần dựa vào những lưu ý về đơn vị kiến thức tiếng Việt ấy trong phần Kiến thức ngữ văn nêu ở đầu mỗi bài học để có hướng làm bài và hệ thống lại những hiểu biết của mình sau khi làm bài tập.    

- Thực hành vận dụng kiến thức tiếng Việt trong các tiết đọc hiểu, viết, nói và nghe cũng như trong tiết học các môn học khác, trong sinh hoạt và giao tiếp với nhiều hình thức khác nhau.

III. Học viết

- Những nội dung và yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết:

1. Nghị luận

- Viết được văn bản bàn luận về một vấn đề xã hội trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm, có cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các bằng chứng thuyết phục.

- Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng

- Viết được bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.

- Viết được bài luận về bản thân.

2. Thuyết minh

- Viết được báo cần kết quả nghiên cứu về một vấn đề, cổ sử dụng trích dẫn, cuộc chủ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

3. Nhật dụng

- Viết được bản nội quy hoặc bản hướng dẫn ở nơi công cộng

IV. Học nói và nghe

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án ngữ văn 10 cánh diều, soạn mới giáo án ngữ văn 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 10 cánh diều Bài mở đầu Tiết 2: đọc hiểu văn bản văn học
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài mở đầu Tiết 2: đọc hiểu văn bản văn học . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận