Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 4 Tiết…: Văn Bản 1. Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một Hằng Số Văn Hóa Việt Nam

Giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 4 Tiết…: Văn Bản 1. Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một Hằng Số Văn Hóa Việt Nam được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Số tiết:   tiết

 ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT…: VĂN BẢN 1. THĂNG LONG - ĐÔNG ĐÔ - HÀ NỘI: MỘT HẰNG SỐ VĂN HÓA VIỆT NAM

Nhận biết và sử dụng được cách trích dẫn, chú thích trong văn bản; phân tích được vai trò của một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... trong văn bản.

Viết được bản nội quy hoặc hướng dẫn nơi công cộng, bài luận về bản thân.

Biết thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hoá.

Trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; thể hiện được thái độ, hành vi sống tích cực, tiến bộ.

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp. Phân tích, đánh giá được cách đặt nhan đẻ và mục đích của người viết, cách đưa tin và quan điểm của người viết bản tin, sự kết hợp giữa các phương tiện giao tiếp trong việc thể hiện thông tin. Nêu được ý nghĩa của văn bản thông tin đối với bản thân.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Trân trọng, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc; thể hiện thái độ sống tích cực, tiến bộ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam.

b. Nội dung: kiến thức của HS có liên quan đến bài học

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi mang tên Theo dòng lịch sử.

Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội:

1. Sau khi lên ngôi mở đầu triều đại nhà Lý, vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là Thăng Long. Bạn cho biết, tên gọi Thăng Long xuất hiện vào năm nào?

A. Năm 1009

B. Năm 1010

C. Năm 1011

D. Năm 1000

2. Hà Nội có bao nhiêu phố bắt đầu bằng từ 'hàng'?

A. 30

B. 34

C. 36

D. 40

3. Phố Hàng Đào chuyên bán đồ gì?

A. Chuyên bán cây đào

B. Chuyên bán tơ lụa, vải sợi

C. Chuyên bán hàng thực phẩm

D. Chuyên bán giày dép

4. Tại sao đặt tên phố là Hàng Chuối?

A. Phố ngày xưa chuyên bán chuối

B. Nơi này chuyên bán các mặt hàng làm từ chuối: bánh chuối, chuối sấy...

C. Nơi đó là bãi trồng chuối cho quân lính nuôi voi.

D. Là vùng trồng chuối lớn nhất Hà Nội hiện nay.

5. Đâu là phố ẩm thực của Hà Nội?

A. Hàng Ngang

B. Hàng Bè

C. Duy Tân

D. Tống Duy Tân

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi, nhìn vào hình ảnh, đoán tên và các nhân vạt trong vở chèo.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời từng hình ảnh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt:

- GV đưa ra nhận xét: Họ đều là những người phụ nữ thời phong kiến trong các tác phẩm văn học trung đại, có những phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc đời nhiều hẩm hiu, sóng gió…

- GV dẫn dắt vào bài: Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, hiểu biết về thú đô sẽ giúp mỗi người tự hào hơn về quốc gia, dân tộc. Thủ đô Hà Nội có những đặc trưng nào về văn hoá? Nguồn gốc dẫn đến những đặc trưng ấy là gì?

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án ngữ văn 10 cánh diều, soạn mới giáo án ngữ văn 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 10 cánh diều Bài 3 Tiết…: thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 4 Tiết…: Văn Bản 1. Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một Hằng Số Văn Hóa Việt Nam . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận