Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 6 Tiết…: Văn Bản. Hồi Trống Cổ Thành

Giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 6 Tiết…: Văn Bản. Hồi Trống Cổ Thành được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

TIẾT…: VĂN BẢN. HỒI TRỐNG CỔ THÀNH

___ La Quán Trung___

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Củng cố kĩ năng đọc hiểu tiểu thuyết đã được hình thành qua bài học trước đó.

      - Hiểu được tính cách cương trực, biểu hiện lòng trung nghĩa của Trương Phi và tình cảm keo sơn gắn bó của những người anh em kết nghĩa. Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ.

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung, đề tài, chủ đề, tư tưởng, điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện hạn tri, lời người kể chuyện, lời nhân vật…

-  Năng lực phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết;

- Năng lực trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.

- Năng lực đọc mở rộng các chương khác trong cuốn tiểu thuyết của và các tài liệu liên quan.

3. Phẩm chất:

    - Bồi dưỡng những phẩm chất cương trực, trung nghĩa, tình cảm anh em chân thành, sâu sắc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập, kết nối những bài học trước đó huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS.

b. Nội dung: Kiến thức, vốn sống của HS có liên quan bài học.

c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS cảm nhận về Thị Mầu.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi “Ô cửa bí mật”. Ô cửa chứa từ khoá bị che lại bởi ba cửa sô tương ứng ba câu hỏi:

Câu 1: Tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết nổi tiếng nào trong văn học Trung Quốc? (Đáp án: Tam quốc diễn nghĩa').

Câu 2: Mở một đoạn trong phim Đại chiến Xích Bích và hỏi: Đây là bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết nào? (Đáp án: Tam quốc diễn nghĩa)

Câu 3: Cho HS xem các hình ảnh: ngựa Bạch Long, gậy Thiết bảng, Trư Bát Giới và hỏi: các hình ảnh này gợi cho em nhớ đến tiểu thuyết nổi tiếng nào trong văn học Trung Quốc. (Đáp án: Tây du kí).

Để mở được ô cửa bí mật chứa từ khoá, GV có thể gợi dẫn: Đây là một thể loại văn học, gồm bốn chữ.

Ô cửa bí mật chứa từ khoá: Tiểu thuyết chương hồi.

 

- GV có thể yêu cầu HS chia sẻ hiểu biết về thể loại tiểu thuyết chương hồi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, nhớ lại kiến thức và trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp về những hiểu biết, cảm nhận của bản thân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

      - GV dẫn dắt vào bài: Tiểu thuyết chương hồi là một trong những thành tựu rực rỡ của văn học cổ điển Trung Quốc. Vậy văn bản thuộc thể loại này có khác gì với văn bản thuộc thể loại truyện ngắn? Cốt truyện, nhân vật của tiểu thuyết chương hồi có đặc điểm gì?... Để trả lời các câu hỏi đó, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích Hồi trống Cổ Thành ở tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung.

 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

    a. Mục tiêu: Giúp HS Những nét cơ bản về tác giả La Quán Trung và tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa:

     b. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức ngữ văn và Chuẩn bị vào đọc hiểu hình thức và nội dung của văn bản; trả lời các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tìm hiểu chung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thuyết trình phần chuẩn bị ở nhà: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả La Quán Trung và tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 3 - 4 HS chia sẻ kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

NV2: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc văn bản. Mỗi HS đọc một phần văn bản đã được đánh số. GV cũng có thể kiểm tra việc đọc ở nhà của HS bằng cách yêu cầu HS tóm tắt câu chuyện.

- GV yêu cầu HS đọc to, rõ ràng, lưu loát.; tóm tắt truyện.

- HS đọc văn bản theo yêu cầu.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 3 - 4 HS chia sẻ kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

I. Đọc và tìm hiểu chung

1. Tác giả

- La Quán Trung (1330- 1400?), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.

- Ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh, tính tình cô độc, thích một mình ngao du đây đó.

- Tác phẩm tiêu biểu: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện,…

- Ông là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử Minh – Thanh ở Trung Quốc.

2. Văn bản

* Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa

- Tiểu thuyết chương hồi ( tiểu thuyết Minh – Thanh, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc).                   

- Ra đời vào đầu thời Minh ( 1368 – 1644 ), gồm 120 hồi

- Truyện kể về một nước chia 3 gọi là “cát cứ phân tranh” trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ. Đó là cuộc phân tranh giữa 3 tập đoàn phong kiến quân phiệt: Ngụy – Thục – Ngô.

- Nội dung tư tưởng:               

+ Phơi bày cục diện chính trị - xh Trung hoa cổ đại, giai đoạn này xảy ra chiến tranh loạn lạc, đất nước chia cắt, nhân dân cực kì khốn khổ. Họ có khát vọng hòa bình thống nhất đất nước

+ Đề cao tình nghĩa thủy chung son sắt, sống chết có nhau của 3 anh em: Lưu – Quan – Trương

- Nghệ thuật: Kể chuyện hấp dẫn, sinh động; Miêu tả đặc sắc, sống động đặc biệt là cảnh chiến trận; Khắc họa tính cách nhân vật sắc sảo, đậm nét.

 

3. Đọc văn bản

- Thể loại: tiểu thuyết

- Vị trí: đoạn trích thuộc hồi 28.

- Nội dung: Đoạn trích miêu tả tính cương trực, mạnh mẽ của Trương Phi, lòng trung nghĩa khiêm nhường, nhũn nhặn của Quan Vũ; đồng thời thể hiện hành động mạnh mẽ của Quan Vũ: giết kẻ thù để minh oan cho mình và anh em đoàn tụ.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án ngữ văn 10 cánh diều, soạn mới giáo án ngữ văn 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 10 cánh diều Bài 6 Tiết…: Văn Bản. Hồi Trống Cổ Thành
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 6 Tiết…: Văn Bản. Hồi Trống Cổ Thành . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận