Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 3 Thực hành tiếng việt

Giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 3 Thực hành tiếng việt được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết và sửa được các lỗi lặp từ, dùng từ không đúng quy tắc ngữ pháp, không hợp phong cách ngôn ngữ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

 - Năng lực nhận diện được lỗi và sửa lỗi dùng từ không đúng quy tắc ngữ pháp.

- Nhận diện được lỗi và sửa lỗi dùng từ không hợp phong cách ngôn ngữ.

- Nhận diện được lỗi và sửa lỗi dùng lặp từ, lặp nghĩa.

- Có thói quen cân nhắc lựa chọn từ trước khi tạo lập văn bản/ ngôn bản.

3. Phẩm chất:

- Hiểu và trân trọng ngôn ngữ tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS nhớ lại kiến thức đã học.

c. Sản phẩm: HS chỉ ra được một số lỗi ngữ pháp thường gặp trong diễn đạt.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Trong quá trình viết văn, em có gặp phải lỗi như lặp từ, dùng từ không đúng hoàn cảnh không? Hãy chia sẻ cùng cả lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời, tìm trong thực tế những ví dụ về dùng từ chưa chính xác trong khi nói và viết.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong khi nói hoặc viết, do thói quen cũ nên chúng ta gặp các lỗi về dùng từ. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các lỗi và cách khắc phục.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về lỗi về dùng từ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.

      c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về các lỗi dùng từ

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ngôn ngữ các vùng miền

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và đọc phần Tri thức Ngữ Văn, cho biết:

+ Tại sao phải sử dụng từ đúng quy tắc ngữ pháp?

+ Cách dùng từ trong các phong cách ngôn ngữ khác nhau có khác nhau không?

+ Lỗi lặp từ khác gì với biện pháp lặp tu từ trong văn bàn?

+ Tại sao cách dùng từ in đậm trong các câu sau lại bị xem là sai?

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát các ví dụ, phát hiện lỗi sai và tìm cách sửa:

a. Số người mắc bệnh và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm.

b.  Bố đã trình bày hết ý kiến của mình, các con đã quán triệt đầy đủ chưa?

c. Có thể nói, Chí Phèo có thể trở thành người lương thiện nếu xã hội Chí Phèo sống là một xã hội khác.

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm treo bảng phụ, trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm:

a. Cách sửa: “Số người mắc bệnh và chết vì các bệnh truyền nhiễm đã giảm.” (Bổ sung kết từ vì).

b. Các từ in đậm đều không phù hợp với tính chất thân mật của cuộc trò chuyện trong gia đình. Cách sửa: Thay thế từ “trình bày” bằng từ “nói”, từ “quán triệt” bằng từ “hiểu” trong câu trên.

c. Cách sửa: Chí Phèo có thể trở thành người lương thiện nếu xã hội anh ta sống là một xã hội khác.”. Lặp nghĩa là lặp lại một thuộc tính đã có sẵn trong từ ngữ đứng trước đó. Ví dụ: “Trong các giải pháp để chọn, đây là giải pháp tối ưu nhất.”. Cách sửa: “Trong các giải pháp để chọn, đây là giải pháp tối ưu.”.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

1. Sửa lỗi dùng từ

-  Dùng từ sai quy tắc ngữ pháp:

+ Biểu hiện thường gặp của lỗi này là người nói, người viết sắp xếp trật tự từ không đúng; nói, viết thiếu hư từ hoặc dùng hư từ không đúng.

- Dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ: Lỗi này do người viết, người nói chọn từ không phù hợp với văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp hoặc thể loại văn bản.

- Dùng lặp từ, lặp nghĩa. Lặp từ là dùng nhiều lần một từ trong câu hoặc trong những câu liền kề nhau khiến cho câu văn, đoạn văn trở nên nặng nề.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án ngữ văn 10 cánh diều, soạn mới giáo án ngữ văn 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 10 cánh diều Bài 3 Thực hành tiếng việt
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 3 Thực hành tiếng việt . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận