Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 4 Tiết…: thực hành tiếng việt

Giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 4 Tiết…: thực hành tiếng việt được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

TIẾT…: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Biết cách trích dẫn, chú thích và sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phục vụ cho việc phân tích và tạo lập văn bản.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Nhận diện, đánh giá được vai trò của các yếu tố hình ảnh, số liệu, biêu đồ, sơ đồ trong việc biểu đạt thông tin của văn bản.

- Phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong việc biểu đạt nội dung văn bàn.

-  Biết cách trích dẫn, chú thích trong tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Hiểu và trân trọng ngôn ngữ tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS nhớ lại kiến thức đã học.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Khi viết văn, để trích dẫn một câu nói, một nhận định đưa vào văn bản, các em phải làm bằng cách nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cách nêu trích dẫn, chú thích trong văn bản.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về cách trích dẫn, chú thích trong văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.

      c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về các cách trích dẫn, chú thích trong văn bản.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cách trích dẫn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và đọc phần Tri thức Ngữ Văn, cho biết:

Nhóm 1:

+ Có mấy cách trích dẫn trong văn bản? Khi trích dẫn cần đảm bảo những yêu cầu gì?

Nhóm 2:

+ Chú thích là gì? Cách đặt chú thích trong một văn bản?

Nhóm 3:

+ Phương tiện phi ngôn ngữ là gì? Bao gồm những loại phương tiện nào?

- Các nhóm trao đổi thành viên theo kĩ thuật mảnh ghép.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm treo bảng phụ, trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

- GV bổ sung: Trong giao tiếp ngôn ngữ, các phương tiện phi ngôn ngữ thường được dùng kèm để bổ trợ cho phương tiện ngôn ngữ; đồng thời, nhiều khi, phương tiện ngôn ngữ cũng được dùng để giải thích thêm cho các phương tiện phi ngôn ngữ. Trong những hình thức giao tiếp khác, nhiều trường hợp, người ta chỉ cần hoặc chỉ có thể sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (dùng đèn giao thông, vẫy cờ, ra hiệu vì không tiện nói, mỉm cười thay cho lời nói,...) để giao tiếp mà vẫn đạt hiệu quả.

1. Cách trích dẫn

- Trong văn bản, có thể trích dẫn ý kiến của người khác để bình luận hoặc để tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận của mình.

-Có hai cách trích dẫn thường dùng:

+ Trích dẫn trực tiếp: trích nguyên văn từ, câu hoặc đoạn của người khác.

+ Trích dẫn gián tiếp là chỉ trích ý, không trích nguyên văn ý kiến của người khác. Nếu trích dẫn nguyên văn thì từ, câu, đoạn được trích dẫn phải đặt trong dấu ngoặc kép. Ngoài ra, người viết cũng có thể trích dẫn lại ý kiến của một người theo tài liệu của người khác. Tuy nhiên, để bảo đảm yêu cầu cao về khoa học thì cần hạn chế trích dẫn lại, nhất là trong trường hợp ý kiến được trích dẫn có vai trò quan trọng đối với bài viết hoặc đề tài bình luận, trao đổi trong bài viết.

 

- Yêu cầu khi trích dẫn:

+ Người viết phải ghi đầy đủ các thông tin xuất xứ sau: tác giả, tên tài liệu (sách, tạp chí, báo), tên cơ quan công bố (nhà xuất bản, tạp chí, tờ báo), nơi công bố. năm công bố, số của các trang có đoạn trích.

+ Các thông tin này được ghi theo những quy định phù hợp đối với từng loại tài liệu. Ghi đầy đủ thông tin xuất xứ là dễ tôn trọng quyền tác giả, đồng thời để người đọc tiện tra cúu.

+ Trích dẫn dài hay ngắn tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi luận cứ. Khi không trích trọn vẹn cả câu hay cả đoạn văn thì cần sử dụng kí hiệu [...] để đánh dấu những từ ngữ đã bị lược bớt.

 

2. Chú thích

- Chú thích là giải thích để giúp người đọc biết rõ xuất xứ hoặc làm sáng tỏ một ý kiến, một tin tức, một khái niệm, một từ ngữ được dùng trong văn bản.

- Vị trí của các chú thích:

+ Đặt trong nội dung của văn bản (chính văn), đặt ở chân trang hoặc ở cuối sách.

+ Nếu chú thích ở phần chính văn thì phần chú thích được đặt trong ngoặc đơn.

+ Nếu chú thích ở chân trang (cước chú) và cuối sách thì phần chú thích được tách khỏi phần nội dung của văn bản; chữ phần chú thích phải khác chữ ở phần nội dung.

3.  Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

- Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ gồm có:

+ Các tín hiệu của cơ thể như: ánh mẳt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ,...

+  Các tín hiệu bằng hình khối như: kí hiệu, công thức, biển báo, đó thị, hình vẽ, tranh ảnh, màu sắc, các kĩ thuật in ấn (in nghiêng, in đậm,...),...

+ Các tín hiệu bằng âm thanh như: tiếng kêu, tiếng gõ, tiếng nhạc,...

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án ngữ văn 10 cánh diều, soạn mới giáo án ngữ văn 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 10 cánh diều Bài 4 Tiết…: thực hành tiếng việt
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 4 Tiết…: thực hành tiếng việt . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận