Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 5 Tiết…: văn bản 1. Gương báu khuyên răn

Giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 5 Tiết…: văn bản 1. Gương báu khuyên răn được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

TIẾT…: VĂN BẢN 1. GƯƠNG BÁU KHUYÊN RĂN

(Bảo kính cảnh giới)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Củng cố kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ Nôm đường luật đã được hình thành qua bài học trước đó.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ.

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực phân tích và đánh giá được nội dung, nghệ thuật văn bản.

3. Phẩm chất:

- Trân trọng văn hóa truyền thống dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập, kết nối những bài học trước đó huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS.

b. Nội dung: HS lắng nghe video có liên quan đến tập thơ Quốc âm thi tập.

c. Sản phẩm: HS ghi chép được những nét chính về tập thơ Quốc âm thi tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe video giới thiệu tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và hãy ghi chép lại những nét chính về tập thơ này.

https://www.youtube.com/watch?v=yB4bVUfGMzg

     Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát và lắng nghe GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp về phần ghi chép được.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

    - Gv đánh giá, tổng kết hoạt động khởi động.

- GV tóm tắt một số nét chính về tập thơ:

+ “Quốc âm thi tập” là tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi, cũng là tập thơ Nôm cổ nhất, phong phú nhất của Việt Nam còn lại đến nay. Tập thơ gồm 254 bài chia thành 4 mục: Vô đề (ngôn chí, mạn thuật, trần tình, thuật hứng, tự thuật…); Thì lệnh môn; Hoa mộc môn; cầm thú môn. Phần lớn các bài thơ trong "Quốc âm thi tập" không có nhan đề. Đa phần là thơ tâm sự, tỏ chí hướng, rất khó để biêt thời gian sáng tác của từng tác phẩm.

 

 + Nội dung của tập thơ hướng đến việc ca tụng thú thanh nhàn, tự hào mình đã “đổi công danh lấy một cần câu”… và cũng để lộ nỗi đau không che giấu là không có cơ hội giúp nước, không gặp người cùng mình thực hiện chí lớn. Ngoài ra, có một số bài làm để tự răn mình, khuyên bảo con cháu trong nhà giữ vững đạo đức, nhân phẩm, theo đúng lời dạy của thánh hiền (Bảo kính cảnh giới). Cũng là một khía cạnh của thơ tâm sự, thơ về thiên nhiên là một mảng nội dung lớn trong “Quốc âm thi tập”. Thơ thiên nhiên của Nguyên Trãi hợp với thú an nhàn, làm dịu bớt nỗi đau, trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát.

+ Thể thơ trong “Quốc âm thi tập” rất đặc biệt. Có bài thất ngôn bát cú, có bài thất ngôn tứ tuyệt; nhiều bài giữa những câu 7 tiếng, xen 1 – 2 câu 6 tiếng. Đó là thể thơ riêng của thế kỉ XV. Nguyễn Trãi dùng nhiều ca dao, tục ngữ, nhiều từ cổ, và có ý thức dùng từ thuần Việt thay từ Hán Việt.

+ Đặc điểm nổi bật nhất và cũng là thành công lớn nhất về nghệ thuật của tập thơ là đã sử dụng thành công ngôn ngữ tiếng Việt, chữ Nôm. Từ ngữ trong Quốc âm thi tập được tiếp thu từ những thành tựu văn Nôm đời Trần, cải biên từ ngữ liệu Trung Quốc, song chủ yếu là chuốt lọc và phát triển từ tiếng nói của nhân dân. Trong tập thơ này, từ thuần Việt chiếm ưu thế hơn so với từ Hán – Việt, từ đơn âm được dùng với số lượt cao, sử dụng hư từ với tỉ lệ cao…

 

GV dẫn dắt vào bài: Bài học hôm nay cùng tìm hiểu một bài thơ trong tập Quốc âm thi tập, đó là những vần thơ tiêu biểu cho sự nghiêm sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trãi. Bài thơ nói lên tình yêu thiên nhiên, những tâm sự và khát vọng của nhà thơ về một xã hội thanh bình, yên ấm – bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43).

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản một cách hiệu quả.

b. Nội dung: Tìm hiểu các tri thức có liên quan và huy động trải nghiệm, vốn sống của HS.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, giới thiệu về bài thơ Gương báu răn mình (bài 43).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV gọi 2 - 3 HS đọc bài thơ và yêu cầu xác định thể loại, bố cục bài thơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS xem lại phần đã chuẩn bị ở nhà về tìm hiểu bài thơ và trả lời câu hỏi: Tìm hiểu nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43).

 

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 3 - 4 HS chia sẻ kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

I. Đọc và tìm hiểu chung

1. Tác phẩm

- Là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình), ở phần vô đề của tập thơ “Quốc âm thi tập”.

- Nội dung: bài thơ nằm trong mục Gương báu khuyên răn, gồm 61 bài thơ mang nội dung giáo huấn nhưng đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên, khát vọng về một đất nước phồn vinh, về cuộc sống ấm no cho người dân và những trăn trở thế thái, nhân tình.

- Bài thơ được sáng tác khoảng những năm 1438 – 1439 khi tác giả về ở ẩn tại Côn Sơn.

- Thể loại: thơ thất ngôn xen lục ngôn.

- Bố cục:  2 phần

+ Phần 1 (4 câu thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên ngày hè.

+ Phần 2 (4 câu thơ cuối): Bức tranh cuộc sống và tấm lòng của Nguyễn Trãi.

- Nội dung: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè. Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.

 

- Ý nghĩa nhan đề:

+ Mục Gương báu khuyên răn của tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi tập hợp những bài thơ mang tính giáo huấn đạo đức. Nhưng thực chất đa số các bài thơ trong mục này vượt ra khỏi khuôn khổ của những bài dạy báo, khuyên răn đạo đức thông thường. Đây là những bài thơ hết sức gần gũi với cuộc sống, với người dân thường, với những khát vọng lớn lao của nhà thơ mong muốn cho đất nước mãi mãi phồn vinh và cuộc sống của người dân luôn bình yên, no ấm.

+ Bài thơ vốn không có nhan đề, người biên soạn tập thơ lấy nhan đề chung đặt tên cho bài thơ, và đây là bài thơ số 43 trong mục Gương báu khuyên răn. Trong bài thơ này, ý nghĩa khuyên răn có lẽ ở chỗ mong muốn kẻ cầm quyền hãy học theo vua Thuấn, xây dựng đất nước trở thành một nơi mà người dân có cuộc sống tươi đẹp, con người hài hoà với thiên nhiên.

+ Từ đó, có thể thấy nhan đề của bài thơ có sự gắn bó với nội dung chính của văn bản: Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và khát vọng của Nguyễn Trãi về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án ngữ văn 10 cánh diều, soạn mới giáo án ngữ văn 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 10 cánh diều Bài 5 Tiết…: văn bản 1. Gương báu khuyên răn
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 5 Tiết…: văn bản 1. Gương báu khuyên răn . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận