Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 6 Tiết…: viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 6 Tiết…: viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

cần đạt:

- Viết được bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.

       - Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá toàn bộ một tác phẩm truyện; một trích đoạn; một nhân vật; một khía cạnh thuộc về nội dung hoặc nghệ thuật của truyện

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

       - Năng lực ngôn ngữ: biết tạo ra ý, từ ý đúng đến ý hay, ý sáng tạo mới mẻ, độc đáo. Từ ý tưởng biết sử dụng ngôn ngữ như dùng từ đặt câu, các biện pháp tu từ để diễn đạt ý tưởng một cách hình ảnh, khác lạ, hấp dẫn…

       - Năng lực văn học: biết tạo ra sản phẩm mang tính nghệ thuật: bài văn nghị luận văn học

- Năng lực tiếp thu các yêu cầu khi viết bài văn, đoạn văn.

3. Phẩm chất:

- Hiểu và trân trọng ngôn ngữ tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ

c. Sản phẩm: HS chia sẻ về những thói quen không tốt của mọi người xung quanh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm về các thể loại văn bản đã học: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí (Bài 5)

Câu 1: Ý nào sau đây không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý?

A. Nội dung đem ra bàn luận là vấn đề tư tưởng, đạo lý, đạo đức, lối sống của con người Việt Nam.

B. Bố cục bài viết 3 phần, có luận điểm chính xác, sáng tỏ, sinh động.

C. Lời văn cần trau chuốt, bóng bẩy

D. Vận dụng một cách linh hoạt các thao tác lập luận: chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích để trình bày vấn đề.

Câu 2: Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý thường đặt ra trực tiếp qua:

A. Một câu tục ngữ, ca dao.

B. Một câu danh ngôn.

C. Câu nói của các nhà hiền triết, các vị lãnh tụ.

 D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Trong những đề bài sau, đề bài nào không thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

A. Suy nghĩ về đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc

B. Suy nghĩ từ truyện Ếch ngồi đáy giếng

C. Suy nghĩ về câu Có chí thì nên

D. Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó

Câu 4: Ý nào dưới đây nói không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

A. Nội dung đem ra bàn luận là vấn đề tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống của con người

B. Bài viết có bố cục 3 phần, phần có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, chính xác, sinh động

C. Văn viết cần trau chuốt, bóng bảy, giàu hình ảnh, giàu biện pháp tu từ

D. Vận dụng linh hoạt thao tác chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích, đối chiếu… để trình bày vấn đề

Câu 5: Một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí có yêu cầu gì về mặt nội dung

A. Nghị luận làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích… để chỉ ra chỗ đúng sai của tư tưởng nào đó.

B. Nghị luận làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách trình bày mặt lợi hại

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 6: Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

A. Khác nhau về nội dung nghị luận

B. Khác nhau về sự vận dụng thao tác

C. Khác nhau về cấu trúc bài viết

D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt

Câu 7: Trong những đề bài sau đề nào không thuộc bài văn nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lí?

A. Bàn về đạo lý Uống nước nhớ nguồn

B. Bàn về nhân vật chó sói và cừu non trong bài thơ của La Phông ten

C. Lòng biết ơn thầy cô giáo

D. Bàn về tranh giành và nhường nhịn

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.

- GV chuẩn kiến thức, chiếu đáp án đúng:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

D

D

C

A

A

B

C

 

Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào nội dung tiết học: Bài học hôm nay, các em sẽ tìm   hiểu cách viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

      a. Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.

      b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.

      c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu đối với Viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.

      d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung Định hướng trong SGK (trang 55)

- GV đặt câu hỏi:

+ Phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện là nêu lên và làm sáng tỏ giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.

- GV bổ sung: Tác phẩm truyện thường được cấu tạo từ nhiều phương diện, nhiều yếu tố. Bài viết có thể phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm, nhưng cũng có thể chỉ tập trung làm rõ một yếu tố nội dung hoặc hình thức nào đó của truyện, chẳng hạn:

- Phân tích, đánh giá nhân vật Quận Huy trong đoạn trích Kiêu bỉnh nối loạn (Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái).

- Phân tích, đánh giá các nhân vật Trương Phi và Quan Công qua đoạn trích Hồi trổng Cố Thành (Tam quốc diên nghĩa - La Quán Trung).

- Phân tích, đánh giá nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tác giả Sương Nguyệt Minh trong truyện Người ở bến sông Châu.

 

1. Yêu cầu đối với viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

 

- Phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện là nêu lên và làm sáng tỏ giá trị (cái hay, cái đẹp) về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.

+ Phân tích là chia tách, đi sâu tìm hiểu và làm rõ giá trị của từng phương diện cụ thể về nội dung và hình thức của tác phẩm truyện.

+ Đánh giá là nêu lên những suy nghĩ, nhận xét, bình luận của người viết về vấn đề đã được phân tích.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án ngữ văn 10 cánh diều, soạn mới giáo án ngữ văn 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 10 cánh diều Bài 6 Tiết…: viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 6 Tiết…: viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận