Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 6 Tiết…: thực hành tiếng việt

Giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 6 Tiết…: thực hành tiếng việt được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

TIẾT…: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được đặc điểm, tác dụng và biết sử dụng biện pháp tu từ chêm xen.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

     - Nhận diện được biện pháp chêm xen trong văn bản đọc hiểu.

  - Phân tích được tác dụng của biện pháp chêm xen trong các ngữ cảnh cụ thể.

  - Tạo lập được văn bàn có sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ chêm xen.

3. Phẩm chất:

- Hiểu và trân trọng ngôn ngữ tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS nhớ lại kiến thức đã học.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn

    - Nội dung: GV chiếu ngữ liệu, chọn 4 ngữ liệu có sử dụng biện pháp tu từ cú pháp (liệt kê, điệp, chêm xen), mỗi ngữ liệu hiện lên trong 30 giây, các đội xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong ngữ liệu và phất cờ trả lời câu hỏi. HS xác định biện pháp tu từ và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ cú pháp trong ngữ liệu.

a. Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

                         (Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

b. Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

              (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu)

c. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

                 (Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

d. Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

(Trích: Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

Đáp án:

a. Điệp cấu trúc cú pháp

b. Liệt kê

c. Điệp từ (chúng)

d. Chêm xen

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về biện pháp tu từ chêm xen.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về BPTT chêm xen.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.

      c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về BPTT chêm xen.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu BPTT chêm xen

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và đọc phần Tri thức Ngữ Văn, phân tích câu trích theo các gợi ý dưới đây:

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích.

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

(Giang Nam)

+ Tìm các từ ngữ chêm xen có trong đoạn trích?

+ Về mặt cú pháp, thành phần chêm xen thường tương đương với thành phần phụ nào trong câu?

+ Chúng thường được tách ra khỏi phần nòng cốt của câu bằng những dấu câu nào?

+ Em hãy chỉ ra tác dụng của các từ ngữ chêm xen được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.

- Sau khi phân tích ví dụ, GV yêu cầu HS rút ra kiến thức:

+ Thế nào là biện pháp chêm xen?

+ Vị trí và dấu hiệu nhận biết của BPTT chêm xen?

+ Thành phần chêm xen thường được tách ra khỏi thành phần nòng cốt câu bằng những dấu câu nào?

+ Hiệu quả (tác dụng) của biện pháp chêm xen?

+ Cách sử hiệu quả dụng biện pháp chêm xen?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm treo bảng phụ, trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm:

- Các từ ngữ chêm xen có trong đoạn trích: có ai ngờ, thương thương quá đi thôi.

- Về mặt cú pháp, thành phần chêm xen tương đương với thành phần bổ ngữ trong câu.

- Từ ngữ chêm xem được tách ra với thành phần phụ bằng dấu ngoặc đơn.

- Tác dụng: từ ngữ chêm xen thể hiện được cảm xúc, tình cảm của tác giả.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.

- GV bổ sung

1. Khái niệm:

- Phép chêm xen (thành phần phụ chú) là thêm vào câu một cụm từ không có quan hệ trực tiếp đến quan hệ ngữ pháp trong câu văn nhằm tạo ra những ý nghĩa bổ sung về mặt nhận thức hoặc thể hiện cách đánh giá, cảm xúc chủ quan về các sự vật được đưa ra.

2. Vị trí và dấu hiệu nhận biết:

- Thành phần chêm xen có thể được đặt giữa câu hoặc cuối câu. Các bộ phận đều được tách ra bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang.

3. Tác dụng:

- Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước. Hơn nữa, chúng còn bổ sung thêm sắc thái tình cảm, cảm xúc của người viết. Những phần chêm xen đó có vai trò có vai trò quan trọng trong bình diện nghĩa tình thái của câu ( thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của người nói, người viết đối với sự việc, hiện tượng mà các thành phần khác biểu hiện)

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án ngữ văn 10 cánh diều, soạn mới giáo án ngữ văn 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 10 cánh diều Bài 6 Tiết…: thực hành tiếng việt
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 6 Tiết…: thực hành tiếng việt . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận