Danh mục bài soạn

Tải giáo án HĐTN 7 CTST Chủ đề 2 - Tuần 7 : HĐGD

Giáo án HĐTN 7 chân trời sáng tạo Chủ đề 2 - Tuần 7 : HĐGD được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án HĐTN chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Tuần 7 – Tiết 2.HĐGD – Nhiệm vụ 4, 5 chủ đề 2

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

·      Biết rèn luyện cách tự bảo vệ bản thân trong các tình huống nguy hiểm

·      Chia sẻ và lan tỏa giá trị tốt đẹp của tính kiên trì, chăm chỉ mang lại trong cuộc sống

- Năng lực chung:

·      Tự chủ và học tậpKhả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động nỗ lực phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ học tập.

·      Giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết phân tích các nguồn thông tin khác nhau để thấy được khuynh hướng, độ tin cậy của những thông tin và ý tưởng mới

·      Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung.

- Năng lực hoạt động trải nghiệm:

·      Năng lực thích ứng với cuộc sốngBiết cách phòng tránh và đưa ra cách xử lí khi gặp các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống hằng ngày.

3. Phẩm chất: Tinh thần chăm chỉ và trách nhiệm cao trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

·      Giáo án, sgk, sgv

·       

2. Đối với HS:

·      Sgk, sbt hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7

·      Thực hiện nhiệm vụ 4, 5 trong sgk, sbt trước khi đến lớp

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi bước vào khám phá nội dung bài học thông qua trò chơi.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

c. Sản phẩm: HS chỉ ra được các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 6 bạn lên bảng, chia thành 2 nhóm, xếp thành 2 hàng. Khi GV hô khẩu lệnh “bắt đầu” lần lượt các thành viên trong hai nhóm chạy lên bảng viết ra tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hào hứng tham gia chơi trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện hai nhóm trình bày kết quả của nhóm mình

- HS đưa ra một số tình huống nguy hiểm trong cuộc sống: Bắt cóc, lũ quét, dông lốc, đuối nước, tai nạn, hỏa hoạn,…

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận đáp án của các đội, nhận xét, dẫn dắt vào nội dung bài mới.

HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG – MỞ RỘNG

Hoạt động 4. Rèn luyện cách tự bảo vệ trong các tình huống nguy hiểm

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS khi chăm chỉ và kiên trì để đạt được mục tiêu luôn biết tính đến yếu tố rủi ro và nguy hiểm, từ đó biết cách phòng tránh.

b. Nội dung: GV tổ chức HS xác định nguy hiểm có thể xảy ra trong cuộc sống, đưa ra biện pháp tự bảo vệ, đưa ra cách xử lí tình huống cụ thể.

c. Sản phẩm: HS quan sát, nhận ra rủi ro và đưa ra biện pháp xử lí cụ thể.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Xác định tình huống nguy hiểm có thể xảy ra và các biện pháp tự bảo vệ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh về tình huống nguy hiểm có thể xảy ra với HS trên đường đến trường hoặc trong môi trường sống.

- GV đặt câu hỏi: Các bạn trong ảnh có thể gặp những rủi ro gì?

 

 

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận về một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra và cách phòng tránh những nguy hiểm đó.

+ Nhóm 1. Tình huống đi học trê đường giao thông đông đúc.

+ Nhóm 2. Đi học về muộn, đường tối vắng vẻ

+ Nhóm 3. Rèn luyện thể thao để có thành tích cao.

+ Nhóm 4. Lao động quá sức: Bê vác nặng, không đúng tư thế…

+ Nhóm 5. Thức quá khuya để học bài.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi, rút ra các biện pháp để tự bảo vệ bản thân trong các tình huống cụ thể.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số HS đứng dậy chia sẻ trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và nhắc lại một số lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn.

 

Nhiệm vụ 2. Thảo luận về cách bảo vệ trong các tình huống cụ thể

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, đưa ra giải pháp phù hợp cho các tình huống 1 và 2 trang 21 sgk.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm xử lí tình huống

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV cùng HS phân tích cách giải quyết của từng nhóm, sau đó nhận xét và kết luận.

 

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ hiệu quả của những biện pháp tự bảo vệ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm về hiệu quả của những biện pháp tự bảo vệ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, chia sẻ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét hoạt động

4. Rèn luyện cách tự bảo vệ các tình huống nguy hiểm

*Tình huống nguy hiểm có thể xảy ra và các biện pháp tự bảo vệ

+ Tranh 1. Đuối nước, có thể dẫn đến ngột thở, tử vong

+ Tranh 2. Bắt cóc, có thể bị thương tích, xâm hại, tống tiền, đe dọa tính mạng.

+ Tranh 3. Hỏa hoạn, có thể bị thương tích (bỏng), ngột thở,…

+ Tranh 4. Tai nạn có thể bị trầy xước, thương tích,…

 

 

 

 

Bảng tính huống và cách phòng tránh:

(Bảng cuối hoạt động)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Cách bảo vệ trong các tình huống cụ thể

+ TH1. A nên nhờ bố mẹ, người lớn trong gia đình bàn bạc, đề xuất với địa phương để xây dựng những con đường, cây cầu an toàn hơn, giúp cho việc đi lại trở nên thuận tiện.

+ TH2. N nên đi cùng bạn bè hoặc người đáng tin cậy như thầy cô giáo,... để về nhà an toàn.

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ hiệu quả của những biện pháp tự bảo vệ

- HS liên hệ với bản thân và chia sẻ với bạn bè và thầy cô.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án HĐTN 7 chân trời, soạn mới giáo án HĐTN 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án HĐTN 7 chân trời Chủ đề 2 - Tuần 7 : HĐGD
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án HĐTN 7 CTST Chủ đề 2 - Tuần 7 : HĐGD . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án HĐTN 7 CTST mới bản 1. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận