Danh mục bài soạn

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương 1: Căn bậc hai. Căn bậc ba

Chương 2. Hàm số bậc nhất

PHẦN HÌNH HỌC

Chương 1. Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Chương 2. Đường tròn

Giải toán vnen 9 tập 1: Bài tập 4 trang 38

Bài tập 4: Trang 38 sách VNEN 9 tập 1

Đồ thị của hàm số y = $\sqrt{3}$x + $\sqrt{3}$ được vẽ bằng compa bà thước thẳng như hình 3.

Hãy tìm hiểu cách vẽ đó rồi nêu lại cách thực hiện.

Áp dung:

Vẽ đồ thị của hàm số y = $\sqrt{5}$x + $\sqrt{5}$ bằng compa và thước thẳng.

Cách làm cho bạn:

a)

Vẽ đồ thị hàm số y = $\sqrt{3}$x + $\sqrt{3}$

Cho x = 0 thì y = $\sqrt{3}$ $\Leftrightarrow $ M(0; $\sqrt{3}$)

Cho y = 0 thì x = - 1 $\Leftrightarrow $ N(- 1; 0)

Đồ thị hàm số y = $\sqrt{3}$x + $\sqrt{3}$ là đường thẳng đi qua hai điểm M(0; $\sqrt{3}$) và  N(- 1; 0)

Ta xác định vị trí của M(0; $\sqrt{3}$) trên trục tung;

Bước 1: Xác định vị trí A(1; 1) trên mặt phẳng tọa độ Oxy, theo định lí Py-ta-go ta có: $OA^{2}$ = $1^{2}$ + $1^{2}$ = 2 $\Leftrightarrow $ OA = $\sqrt{2}$

Bước 2: Dùng compa vẽ cung tròn tâm O bán kính OA = $\sqrt{2}$ cắt Ox tại C thì hoành độ của C là $\sqrt{2}$.

Bước 3: Xác định điểm B($\sqrt{2}$ ; 1). Theo định lí Py-ta=go ta có: $OB^{2}$ = $(\sqrt{2})^{2}$ + $1^{2}$ = 3

Bước 4: Dùng compa vẽ cung tròn tâm O bán kính OB = $\sqrt{3}$ cắt Oy tại $\sqrt{3}$ ta được M(0; $\sqrt{3}$)

Bước 5: Kẻ đường thẳng đi qua hai điểm N và N ta được đồ thị hàm số y = $\sqrt{3}$x + $\sqrt{3}$ 

b) 

Tương tự như cách làm câu a, ta được đồ thị của hàm số y = $\sqrt{5}$x + $\sqrt{5}$:

 

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận