Danh mục bài soạn

Giải khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 6 Giới thiệu về liên kết hóa học

Hướng dẫn học môn khoa học tự nhiên 7 sách mới kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

I. Cấu trúc electron bền vững của khí hiếm

 Quan sát hình 6.1, so sánh số electron lớp ngoài cùng của He, Ne và Ar

Trả lời: Số electron lớp ngoài cùng của He ít hơn Ne và Ar và số lớp electron lớp ngoài cùng của Ne và Ar bằng nhau.

II. Liên kết ion

Câu hỏi 1. Quan sát Hình 6.2 và so sánh số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử Na, Cl với ion Na+, Cl-

Trả lời: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na nhiều hơn số electron lớp ngoài cùng của ion Na+

Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Cl ít hơn số electron lớp ngoài cùng của ion Cl-

Câu hỏi 2. Cho sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử magnesium oxide như sau:

Hãy cho biết nguyên tử Mg đã nhường hay nhận bao nhiêu electron.

Trả lời: Nguyên tử Mg đã nhường 2 electron

III. Liên kết cộng hóa trị

1. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất

Câu hỏi 1. Quan sát Hình 6.4 và Hình 6.5, cho biết số electron lớp ngoài cùng của H và O trước và sau khi tạo thành liên kết cộng hóa trị

Trả lời: Số electron lớp ngoài cùng của H là 1 và sau khi tạo thành liên kết cộng hóa trị thì số electron lớp ngoài cùng của H là 2

Số electron lớp ngoài cùng của O là 6 và sau khi tạo thành liên kết cộng hóa trị thì số electron lớp ngoài cùng của O là 8

Câu hỏi 2. Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine, khí nitrogen.

Trả lời: Mỗi nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ne, khi hình thành phân tử nitrogen, hai phân tử Cl đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung.

Mỗi nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ne, khi hình thành phân tử nitrogen, hai phân tử N đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp chung 3 electron tạo thành 3 cặp electron dùng chung.

2. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử hợp chất

Câu hỏi 1. Quan sát Hình 6.6 và cho biết khi nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H theo cách dùng chung electron thì lớp vỏ của nguyên tử oxygen giống với lớp vỏ của nguyên tử khí hiếm nào?

Trả lời: Khi nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H theo cách dùng chung electron thì lớp vỏ của nguyên tử oxygen giống với lớp vỏ của nguyên tử khí hiếm Ne.

Câu hỏi 2. Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử carbon dioxide, ammonia (gồm một nguyên tử N liên kết với ba nguyên tử H)

Trả lời: Khi hình thành phân tử carbon dioxide, hai nguyên tử O đã liên kết với một nguyên tử C bằng cách nguyên tử C góp chung với mỗi nguyên tử O hai electron tạo thành hai cặp electron dùng chung với mỗi nguyên tử O

Khi hình thành phân tử ammonia, ba nguyên tử H đã liên kết với một nguyên tử N bằng cách nguyên tử N góp chung với mỗi nguyên tử H một electron tạo thành cặp electron dùng chung.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk khoa học tự nhiên 7 sách mới, giải khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức, Giải khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 6 Giới thiệu về liên kết hóa học . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận