Danh mục bài soạn

Giải khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 3 Nguyên tố hóa học

Hướng dẫn học môn khoa học tự nhiên 7 sách mới kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài bài 3: Nguyên tố hóa học. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

I. Nguyên tố hóa học

Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

Câu 1. Em có thể xếp được bao nhiêu ô vuông

Câu 2. Các nguyên tử nào cùng một nguyên tố hóa học?

Trả lời: Thảo luận nhóm:

Câu 1. Có thể xếp được 6 ô vuông

Câu 2. Các nguyên tử cùng thuộc một nguyên tố hóa học là:

  • A(1,0); D(1,1); E(1,2)
  • G(6,6); L(6,8)
  • Q(8,8); R(8,9); T(8,10)
  • Y(19,20); Z(19,21)

Câu hỏi 1. Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân cũng có một proton nhưng có thể có số neutron khác nhau: không có neutron, có một hoặc hai neutron. hãy giải thích vì sao các loại nguyên tử này đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydrogen

Trả lời:

  • Nguyên tố Hydrogen có 1 proton trong hạt nhân
  • Các nguyên tử có số neutron khác nhau: 0 neutron, 1 hoặc 2 neutron nhưng trong hạt nhân đều cùng có 1 proton => Đều thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học

=> Các nguyên tử này đều thuộc về 1 nguyên tố hóa học là Hydrogen

Câu hỏi 2. Số hiệu nguyên tử oxygen là 8. Số proton trong hạt nhân nguyên tố oxygen là bao nhiêu?

Trả lời: 

  • Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử
  • Số hiệu nguyên tử oxygen là 8
  • Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là 8

II- Tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hóa học

1. Tên gọi của nguyên tố hóa học

Câu 1: Hãy tìm hiểu và thảo luận nhóm về nguồn gốc tên gọi của một số nguyên tố có nhiều ứng ứng dụng trong cuộc sống như đồng, sắt, nhôm

Trả lời:

  • Aurum (vàng) có nghĩa là buổi bình minh vàng.
  • Cuprus (đồng) mang tên vùng Cyprus, nơi có nhiều mỏ đồng.
  • Hydrorgyrum (thủy ngân) có nghĩa là “nước bạc”.
  • Plumbum (chì) có nghĩa là “nặng”
  • Stannum (thiếc) có nghĩa là “dễ nóng chảy”.
  • Argentum (bạc) có nghĩa là “sáng bóng”.

2. Kí hiệu của nguyên tố hóa học

* Nhận biết nguyên tố hóa học xung quang ta

Câu 1: Hãy đọc tên những nguyên tố hóa học mà em biết trong các đồ vật trên

Trả lời: Những nguyên tố hóa học mà em biết trong các đồ vật như: cacrbon, silicon, aluminium, ...

Câu 2: Viết kí hiệu hóa học và nêu một số ứng dụng của những nguyên tố hóa học đó

Trả lời: 

  • cacrbon: C ( ứng dụng: ruột bút chì, tham,kim cương,..)
  • silicon: Si ( ứng dụng: keo dán, các đồ dùng dụng cụ bếp)
  • aluminium: Al ( dây dẫn điện, vỏ máy bay, vỏ điện thoại, sản xuất tàu hỏa, xe ô-tô, tàu thủy,..)

CH: Đọc thông tin trong bảng 3.1 và trả lời câu hỏi

Câu 1: Hãy tìm nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái và nguyên tố có kí hiệu gồm hai chữ cái. Kí hiệu nguyên tố nào không liên quan tới IUPAC của nó?

Trả lời:

  • Nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái ( H, B, C,N, O, S,P, K) và nguyên tố có kí hiệu gồm hai chữ cái ( Li, Be, Ca, Al, Mg, Si,...) .
  • Kí hiệu nguyên tố chlorine không liên quan tới IUPAC của nó

Câu 2: Hãy đọc tên một số nguyên tố có trong thành phần không khí?

Trả lời: Một số nguyên tố có trong thành phần không khí là: Nito, oxy, Neon, Heli, Krypton, Xenon,...

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk khoa học tự nhiên 7 sách mới, giải khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức, Giải khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 3: Nguyên tố hóa học
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 3 Nguyên tố hóa học . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận