Danh mục bài soạn

Giải khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 18 Nam châm

Hướng dẫn học môn khoa học tự nhiên 7 sách mới kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài bài 18: Nam châm. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

II. Tính chất từ của nam châm

Câu hỏi 1. Một đầu kim luôn chỉ hướng nào và đầu kia của kim luôn chỉ hướng nào (hướng Bắc hay hướng Nam)

Trả lời:  Một đầu kim luôn chỉ hướng nào Bắc và đầu kia của kim luôn chỉ hướng Nam.

Câu hỏi 2. Từ các thí nghiệm trên có thể rút ra những tính chất gì của nam châm?

Trả lời:   Tính chất của nam châm:

  • Nam châm luôn có hai cực.
  • Nam châm hút được sắt.
  • Hai nam châm đặt gần nhau có cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau.

Câu hỏi 3. Dùng kim nam châm xác định các hướng Nam, Bắc, Đông, Tây ở trong phòng học

Trả lời:  Dùng kim nam châm xác định các hướng Nam, Bắc, Đông, Tây ở trong phòng học

Câu hỏi 4. Làm thế nào để xác định được cực Bắc và cực Nam của một nam châm khi trên nam châm không đánh dấu cực?

Trả lời: Đặt nam châm trên miếng xốp rồi thả vào chậu nước, sao cho nam châm nổi trên mặt nước, nam châm sẽ quay tự do, dần dần cực Bắc của nam châm sẽ hướng về phía Bắc, và cực Nam hướng về phía Nam. Nếu có một la bàn tiện dụng, đầu kim thường chỉ hướng Bắc sẽ bị hút vào cực Nam của nam châm .

III- Tương tác giữa hai nam châm

Thí nghiệm: Treo thanh nam châm thẳng bằng hai sợi chỉ lên thanh ngang của giá đỡ để cho thanh nam châm nằm cân bằng. Đưa một cực của thanh nam châm khác lại gần  một đầu thanh nam châm được treo (hình 18.4). Sau đó đưa cực kia của nam châm được treo. Mô tả hiện tượng.

Câu hỏi: Qua thí nghiệm có thể rút ra kết luận gì về tương tác giữa hai nam châm?

Trả lời: Hiện tượng xảy ra:

  • Hiện tượng 2 thanh nam châm đẩy nhau khi đưa đầu thanh nam châm kí hiệu cực N lại gần đầu thanh nam châm kí kiệu đầu N được treo bằng sợi dây
  • Hiện tượng 2 thanh nam châm hút nhau khi đưa đầu thanh nam châm kí hiệu cực  lại gần đầu thanh nam châm kí kiệu đầu N được treo bằng sợi dây

Kết luận: các nam châm tương tác với nhau: các cực cùng tên của hai nam châm đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau 

IV- Định hướng của một kim nam châm tự do

Thí nghiệm:

  • Đặt một kim nam châm tự do tại vị trí gần một nam châm thẳng (Hình 18.5). Xác định hướng của kim nam châm
  • Đẩy kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Khi kim đã đứng yên, kim còn lại chỉ hướng lúc đầu nữa không? Làm lại thí nghiệm 2 lần và nhận xét.
  • Làm lại thí nghiệm trên ở vị trí khác của kim nam 

C

âu hỏi:

 Từ thí nghiệm trên rút ra nhận xét gì về tác dụng của một nam châm lên một nam châm  

Trả lời: Thí nghiệm:

  • Đặt một kim nam châm tự do tại vị trí gần một nam châm thẳng (Hình 18.5) Hướng đầu S của nam châm hướng về nam châm cố định

  • Đẩy kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Khi kim đã đứng yên, kim còn lại vẫn chỉ hướng lúc đầu. không thay đổi

Nhận xét: Kim nam châm đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nằm theo hướng xác định

 

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk khoa học tự nhiên 7 sách mới, giải khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức, Giải khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 18: Nam châm
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 18 Nam châm . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận