Danh mục bài soạn

Giải khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 14 Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Hướng dẫn học môn khoa học tự nhiên 7 sách mới kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

I. Phản xạ âm

Hoạt động:

Câu 1. Tìm ví dụ về phản xạ âm

Trả lời:  Ví dụ về phản xạ âm: 

- Đứng trước vách núi hét to, ta thấy âm dội lại.

- Đứng trong hang động nói to, âm thanh gặp vạch đá sẽ phản xạ lại.

Câu 2. Tại sao khi nói to trong phòng lớn thì nghe được tiếng vang, nhưng nói to như thế trong phòng nhỏ lại không nghe được tiếng vang?

Trả lời:  Trong cả hai phòng đều có âm phản xạ. Tuy nhiên trong phòng nhỏ em ta không nghe được tiếng vang vì âm phản xạ từ tường phòng và âm nói ra đến tai em gần như cùng một lúc hoặc khoảng chênh lệch thời gian giữa âm phản xạ và âm trực tiếp nhỏ hơn 1/15 s

Câu 3. Người ta thường sử dụng sự phản xạ của sóng âm có tần số rất lớn (hơn 20 000 Hz) để xác định độ sau của biển. Hãy sử dụng Hình 14.2 để giải thích ứng dụng này.

Trả lời: Người ta thường sử dụng sự phản xạ của sóng âm có tần số rất lớn (hơn 20 000 Hz) để xác định độ sau của biển. 

Vì khi thu được âm phản xạ của sóng âm, ta xác định được thời gian sóng âm truyền từ tàu đến đáy biển. Mà vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s nên ta có thể xác định được quãng đường đi được của sóng âm hay độ sâu của biển.

II. Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém

Câu hỏi 1. Trong những vật dưới đây, vật nào phản xạ âm tốt, phản xậ âm kém:

Ghế đệm mút; mặt gương; tấm xốp; rèm nhung; mặt đá hoa; mặt tường gạch; tấm kim loại; tấm bìa; mặt nước.

Trả lời:  Vật nào phản xạ âm tốt: mặt gương; mặt đá hoa; mặt tường gạch; tấm kim loại

Vật phản xậ âm kém: Ghế đệm mút; tấm xốp; rèm nhung; tấm bìa; mặt nước.

Câu hỏi 2. Trả lời câu hỏi ở phần mở đầu của bài học.

Trả lời:  Tường của nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim thường được làm sần sùi hoặc treo, phủ rèm nhung, len, dạ vì những vật đó phản xạ âm kém.

Từ đó làm giảm hoặc mất đi tiếng vang giúp âm thanh trong các phòng chuyên dùng đó được rõ, to hơn.

III. Chống ô nhiễm tiếng ồn

1. Tiếng ồn

Câu hỏi 1. Âm thành nào dưới đây là tiếng ồn?

a) Tiếng xe cứu thương

b) Tiếng học sinh phát biểu trong lớp

c) Tiếng sấm

d) Tiếng máy khoan bê tông kéo dài liên tục gần khu dân cư

e) Tiếng ồn từ khu chợ gần lớp học

g) Tiếng hát karaoke vào đêm khuya

Trả lời:  Âm thành là tiếng ồn:

a) Tiếng xe cứu thương

c) Tiếng sấm

d) Tiếng máy khoan bê tông kéo dài liên tục gần khu dân cư

e) Tiếng ồn từ khu chợ gần lớp học

g) Tiếng hát karaoke vào đêm khuya

Câu hỏi 2. Hãy tìm thêm các ví dụ trong thực tế về ô nhiễm tiếng ồn

Trả lời: Hãy tìm thêm các ví dụ trong thực tế về ô nhiễm tiếng ồn: tiếng máy bay cất cánh, tiếng còi xe lửa,…

2. Các biện pháp để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe

Câu hỏi:  Giả sử ngôi nhà gia đình em đang sinh sống ở ngay gần một khu chợ hoặc bến xe, em hãy chỉ ra những tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đề xuất biện phát để làm giảm những ảnh hưởng này.

Trả lời: Tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe là:

  • Tiếng ồn từ chợ
  • Tiếng ồn, còi xe từ xe cộ

Những biện pháp để làm giảm những ảnh hưởng này:

  • Cải thiện cách âm của tường vách
  • Đóng kín cửa nhà
  • Đeo tai nghe

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk khoa học tự nhiên 7 sách mới, giải khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức, Giải khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 14 Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 14 Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận