Danh mục bài soạn

Giải khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 28 Trao đổi khí ở sinh vật

Hướng dẫn học môn khoa học tự nhiên 7 sách mới kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

I. Trao đổi khí ở sinh vật

Câu hỏi:

1. Đọc thông tin trên rồi hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 28.1

Bảng 28.1

Trao đổi khíKhí lấy vàoKhí thải ra
Ở thực vậtQuang hợp  
Hô hấp  
Ở động vậtHô hấp  

2. Trao đổi khí có liên quan gì với hô hấp tế bào?

Trả lời:

1. Đọc thông tin trên rồi hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 28.1

Bảng 28.1

Trao đổi khíKhí lấy vàoKhí thải ra
Ở thực vậtQuang hợpCO2  O2
Hô hấp O2 CO2 
Ở động vậtHô hấpO2CO2  

2. Trao đổi khí được thực hiện ở quá trình hô hấp tế bào.

II. Trao đổi khí ở thực vật

Câu hỏi:

1. Cấu tạo tế bào khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật như thế nào?

2. Quan sát Hình 28.1, cho biết sự khác nhau giữa quá trình trao đổi khí qua khí khổng trong hô hấp và quang hợp.

3. Quá trình trao đổi khí chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Cây bị thiếu nước ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi khí?

Trả lời: 

1. Mỗi khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm áp sát nhau, thành ngoài mỏng, thành trong dày. Khi khí khổng mở, tạo điều kiện cho khí khuếch tán vào bên trong lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình trao đổi khí.

2. Trong quá trình quang hợp, khí khổng mở cho CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá và O2 từ lá khuếch tán vào môi trường

Trong quá trình hô hấp, khí O2 khuếch tán vào lá và CO2 ra môi trường qua khí khổng

3. Quá trình trao đổi khí chịu ảnh hưởng của những yếu tố: ánh sáng, nước.

Khi cây bị thiếu nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại và quá trình trao đổi khí bị ảnh hưởng lớn.

III. Trao đổi khí ở động vật

Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi và yêu cầu sau:

1. Quan sát Hình 28.2, cho biết tên cơ quan trao đổi khí ở giun đất, cá, châu chấu và mèo.

2. Quan sát Hình 28.3, mô tả đường đi của khí qua cơ quan trao đổi khí ở động vật.

3. Quan sát Hình 28.4, mô tả đường đi của khí O2 và CO2 qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người.

4. Điều gì sẽ xảy ra nếu đường dẫn khí bị tắc nghẽn? Nêu những việc làm có lợi cho quá trình trao đổi khí ở người.

Trả lời: 

1. Cơ quan trao đổi khí ở giun đất: da

Cơ quan trao đổi khí ở cá: mang

Cơ quan trao đổi khí ở châu chấu: hệ thống ống khí

Cơ quan trao đổi khí ở mèo: phổi

2. Khí O2 được đi vào cơ thể nhờ cơ quan trao đổi khí (da, hệ thống ống khí, mang, phổi). Tiếp đó được đưa đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Sau đó khí CO2 được thải ra từ các tế bào đi qua cơ quan trao đổi khí và đi ra môi trường bên ngoài.

3. Khi hít vào, O2 từ không khí đi qua khoang mũi tới hầu, khí quản, phế quản (đường dẫn khí) để vào phổi. Tại phổi, khi hít vào, O2 khuếch tán từ phế nang vào máu đến cung cấp cho các tế bào trong cơ thể. 

Khí CO2 được chuyển vào máu đến phổi, sau đó sẽ khuếch tán vào phế nang và được đưa ra ngoài môi trường qua động tác thở ra

4. Khi đường dẫn khí bị tắc nghẽn quá trình trao đổi khí sẽ gặp khó khăn và gây nguy hiểm đến sự sống. 

Những việc làm có lợi cho quá trình trao đổi khí ở người :

  • Uống đủ nước
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tập hít thở đúng cách
  • Trồng nhiều cây xanh quanh khu vực sống

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk khoa học tự nhiên 7 sách mới, giải khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức, Giải khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 28 Trao đổi khí ở sinh vật . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận