Danh mục bài soạn

Giải địa lí 7 CTST bài 19 Thiên nhiên châu Đại Dương

Hướng dẫn học môn Lịch sử và địa lí 7 sách mới Chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Câu hỏi:

Dựa vào hình 19.1 và thông tin trong bài em hãy:

- Xác định các bộ phận của châu Đại Dương.

- Xác định vị trí địa lí của lục địa Ô-xtrây-li-a.

- Trình bày kích thước và hình dạng lục địa Ô-xtrây-li-a.

Lời giải:

* Các bộ phận của châu Đại Dương:

- Châu Đại Dương bao gồm:

+ Các chuỗi đảo Mê-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di

+ Quần đảo Niu Di-len

+ Lục địa Ô-xtrây-li-a. 

* Vị trí địa lí của lục địa Ô-xtrây-li-a:

- Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở phía tây châu Đại Dương với bốn phía giáp biển và đường bờ biển ít bị chia cắt. 

+ Phía bắc tiếp giáp với biển A-ra-phu-ra.
+ Phía tây tiếp giáp với Ấn Độ Dương. 
+ Phía nam biển ăn lõm vào đất liền tạo thành vịnh Ô-xtrây-li-a Lớn.
+ Phía đông tiếp giáp biển San Hô và biển Ta-xman.

* Kích thước và hình dạng lục địa Ô-xtrây-li-a:

- Kích thước: Lục địa Ô-xtrây-li-a trải dài từ khoảng vĩ tuyến 10oN đến khoảng 39oN.

- Hình dạng: có dạng khối.

- Khoáng sản: có nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị như sắt, đồng, vàng, than và dầu mỏ; phân bố tập trung ở Ô-xtrây-li-a, Niu Di-len.

2. Hình dạng tự nhiên

a. Địa hình và khoáng sản

Câu hỏi: Dựa vào hình 19.1 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm địa hình, khoáng sản của lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở châu Đại Dương.

Lời giải:

* Đặc điểm địa hình, khoáng sản của lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở châu Đại Dương:

- Địa hình: Ô-xtrây-li-a là một lục địa tương đối bằng phẳng với vùng cao nguyên ở phía tây; đồng bằng, bồn địa ở khu vực trung tâm và vùng núi ở phía đông.

+ Khu vực phía tây: có độ cao trung bình dưới 500m với cao nguyên như Kim-boc-li, hoang mạc Vích-to-ri-a Lớn,...

+ Khu vực trung tâm: là vùng đất thấp với bồn địa Ac-tê-di-an Lớn ở phía bắc và đồng bằng Nan-la-bo ở phía nam.

+ Khu vực phía đông: là dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a kéo dài từ bắc xuống nam với độ cao trung bình từ 600 – 900 m ở phía bắc, cao dần về phía nam với các định trên 2000 m.

+ Địa hình ở Niu Di-len và chuỗi đảo Mê-la-nê-di chủ yếu là núi cao, có đỉnh cao trên 4 000 m. Ở hai chuỗi đảo còn lại, các đảo núi lửa là những đảo núi cao trong khi các đảo san hô là đảo thấp.

b. Khí hậu và sinh vật

Câu hỏi: Dựa vào hình 19.2, hình 19.3 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết Ô-xtrây-li-a có các đới và kiểu khí hậu nào?

- Phân tích đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa của các trạm khí tượng a,b,c,d

- Kể tên các loài sinh vật đặc hữu của Ô-xtrây-li-a.

Lời giải:

* Các đới và kiểu khí hậu ở Ô-xtrây-li-a:

- Đới khí hậu nhiệt đới

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa

+ Khí hậu nhiệt đới khô

- Đới khí hậu cận nhiệt

+ Khí hậu cận nhiệt địa trung hải

+ Khí hậu cận nhiệt lục địa

+ Khí hậu cận nhiệt hải dương

- Đới khí hậu ôn đới

+ Khí hậu ôn đới hải dương

+ Khí hậu núi cao

* Đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa của các trạm khí tượng a, b, c, d.

 Trạm aTrạm bTrạm cTrạm d
Nhiệt độ tháng cao nhất 30oC (tháng 1,2,3,4,11,12)29oC (Tháng 1)24oC (Tháng 3)18oC (Tháng 1,2)
Nhiệt độ tháng thấp nhất26oC (Tháng 7)12oC (Tháng 7)14oC (Tháng 8)9oC (Tháng 7)
Biên độ nhiệt năm4oC17oC10oC19oC
Nhận xét chungQuanh năm nóngNhiệt độ chia thành hai mùa nóng lạnh rõ rệtÔn hoàThời tiết mát mẻ
Tháng có lượng mưa cao nhấtTháng 1 (400mm)Tháng 1 (40mm)Tháng 6 (80mm)Tháng 10 (70mm)
Tháng có lượng mưa thấp nhất       Tháng 7,8 (5mm)Tháng 7,8 (10mm)Tháng 1 (20mm)Tháng 2 (40mm)
Tổng lượng mưa trong năm  1533mm274mm883mm642mm
Nhận xét chung     Mưa nhiều vào mùa xuân, mùa thu hầu như không mưa, tổng lượng mưa lớnLượng mưa rất thấp, tháng mưa nhiều nhất chỉ đạt 40mmMưa nhiều vào mùa thu, mưa ít vào mùa đông và xuânMưa quanh năm nhưng lượng mưa thấp         

* Các loài sinh vật đặc hữu của Ô-xtrây-li-a.

+ Gấu túi

+ Căng-gu-ru

+ Chuột túi

+ Thú mỏ vịt

Luyện tập

Câu 1. Xác định trên hình 19.1 các khu vực địa hình và khoáng sản của Ô-xtrây-li-a.

Câu trả lời:

* Các khu vực địa hình và khoáng sản của Ô-xtrây-li-a:

- Địa hình:

+ Khu vực phía tây: có độ cao trung bình dưới 500m với cao nguyên như Kim-boc-li, hoang mạc Vích-to-ri-a Lớn,...

+ Khu vực trung tâm: là vùng đất thấp với bồn địa Ac-tê-di-an Lớn ở phía bắc và đồng bằng Nan-la-bo ở phía nam.

+ Khu vực phía đông: là dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a kéo dài từ bắc xuống nam với độ cao trung bình từ 600 – 900 m ở phía bắc, cao dần về phía nam với các định trên 2000 m.

+ Địa hình ở Niu Di-len và chuỗi đảo Mê-la-nê-di chủ yếu là núi cao, có đỉnh cao trên 4 000 m. Ở hai chuỗi đảo còn lại, các đảo núi lửa là những đảo núi cao trong khi các đảo san hô là đảo thấp.

- Khoáng sản: phân bố tập trung ở Ô-xtrây-li-a, Niu Di-len.

Câu 2. Trong 4 trạm khí tượng ở hình 19.3, trạm nào có nhiệt độ trung bình tháng 7 thấp nhất? Tại sao?

Câu trả lời:

* Trạm Hô-bat có nhiệt độ trung bình tháng 7 thấp nhất vì trạm Hô-bat thuộc khí hậu ôn đới hải dương: mùa hạ mát, mà đông không lạnh lắm.

Vận dụng

Câu 3. Em hãy sưu tầm hình ảnh về các cảnh quan tự nhiên hoặc các loài sinh vật đặc hữu ở Ô-xtrây-li-a.

Câu trả lời:

* Các loài sinh vật đặc hữu ở Ô-xtrây-li-a:

Kangaroo

Gấu túi

Chuột túi

Thú mỏ vịt

Từ khóa tìm kiếm google:

giải địa lý 7 CTST, giải lịch sử và địa lí 7 CTST, giải sách chân trời môn địa lý 7, giải địa lý 7 bài 19 chân trời, giải bài thiên nhiên châu Đại Dương
lsdl7ctst
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải địa lí 7 CTST bài 19 Thiên nhiên châu Đại Dương . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nguyễn Hảo tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận