Danh mục bài soạn

Giải địa lí 7 CTST bài 11 Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi

Hướng dẫn học môn Lịch sử và địa lí 7 sách mới Chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

1. Khai thác và sử dụng thiên nhiên

Câu hỏi:

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy cho biết:

- Người dân châu Phi khai thác nhiên nhiên ở các môi trường như thế nào?

- Những vấn đề cần lưu ý trong khai thác và sử dụng thiên nhiên ở mỗi môi trường.

Lời giải:

* Hoạt động khai thác của người dân châu Phi ở các môi trường khai thác nhiên nhiên:

- Ở môi trường xích đạo:

+ Con người đã sử dụng đất để trồng cây công nghiệp quy mô lớn như cọ dầu, ca cao, cao su và cây lương thực như ngô, lúa nước. 

+ Các quốc gia cũng tiến hành khai thác khoáng sản như dầu mỏ, bô-xít,...

- Ở môi trường nhiệt đới:

+ Môi trường nhiệt đới có hệ động vật và thực vật đặc trưng, do đó, nhiều quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và thu hút khách du lịch.

+ Khai thác một số mỏ khoáng sản có giá trị như vàng, đồng,...

+ Khu vực Đông Nam châu Phi với lượng ẩm tương đối lớn đang được khai thác để trồng cây công nghiệp (cà phê, chè,...), cây ăn quả xuất khẩu.

+ Vùng ven sa mạc, người dân tham gia các dự án trồng rừng ngăn chặn hiện tượng sa mạc hoá.

+ Khu vực xavan Nam Xa-ha-ra, người dân trồng các loại cây như lạc, bông,... và vật nuôi như dê, cừu,...

 - Ở môi trường hoang mạc:

+ Một số quốc gia đã ứng dụng công nghệ mới có thể thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên nhằm khai thác lãnh thổ có hiệu quả như: khai thác, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên trong hoang mạc Xa-ha-ra, nhất là phần lãnh thổ thuộc Li-bi (Libya) và An-giê-ri (Algeria).

+ Dùng công nghệ tưới và công nghệ nhà kính để thành lập các trang trại ở ốc đảo.

+ Xây dựng các nhà máy điện mặt trời.

+ Tổ chức các giải thể thao như đua xe trên hoang mạc.

+ Tổ chức các hoạt động du lịch khám phá,...

- Ở môi trường cận nhiệt:

+ Ở khu vực ven Địa Trung Hải và rìa Nam Phi:

  • Người dân trồng các loại cây trồng cận nhiệt như: lúa mì, nho, ô liu,... và chăn nuôi cừu.
  • Hoạt động du lịch nghỉ dưỡng cũng được phát triển mạnh với các trung tâm du lịch nổi tiếng như Cai-rô (Cairo), Kep-tao (Cape Town)...

+ Hoạt động khai thác khoáng sản ở môi trường này diễn ra khá mạnh với khai thác dầu khí ở phía bắc và vàng, kim cương ở phía nam.

* Những vấn đề cần lưu ý trong khai thác và sử dụng thiên nhiên ở mỗi môi trường.

- Ở môi trường xích đạo: Người dân phải lưu ý trong quá trình khai thác do diện tích rừng bị suy giảm, đất đai xói mòn,...ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động khai thác thiên nhiên.

- Ở môi trường nhiệt đới: Người dân cần lưu ý vấn đề thoái hoá đất và nguồn nước hạn chế.

- Ở môi trường hoang mạc: Diện tích hoang mạc đang có xu hướng mở rộng, do đó người dân cần có những biện pháp sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên. 

- Ở môi trường cận nhiệt: Người dân cần lưu ý hiện tượng hoang mạc hoá, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.

2. Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở Châu  Phi

Câu hỏi: Quan sát hình 11.2 và dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích vấn đề về săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác ở châu Phi.

 

Lời giải:

* Vấn đề về săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác ở châu Phi:

- Nạn săn trộm và mua bán bất hợp pháp các sản phẩm như ngà voi, sừng tê giác,... làm cho số lượng các loài động vật hoang dã ở châu Phi suy giảm đáng kể và là vấn đề nan giải của châu Phi trong công cuộc bảo vệ thiên nhiên.

- Trước thực trạng đó, các quốc gia châu Phi đã và đang thực thi nhiều chính sách bảo vệ động vật hoang dã như:

+ Một số quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn tự nhiên, các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển để bảo vệ các loài động vật quý hiếm.

+ Tại một số quốc gia, việc săn bắn động vật hoang dã trong danh mục cấp phép với số lượng giới hạn là hợp pháp. Phần lớn các quốc gia đều có quy định rất nghiêm đối với việc săn bắn, mua bán động vật hoang dã.

Luyện Tập

Câu 1. Em hãy hoàn thành bảng tổng hợp thông tin về phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi theo mẫu sau:

 Môi trường xích đạoMôi trường nhiệt đớiMôi trường hoang mạcMôi trường cận nhiệt
Phương thức khai thác và sử dụng, bảo vệ thiên nhiên????
Những vấn đề cần chú ý trong khai thác và sử dụng, bảo vệ thiên nhiên????

Câu trả lời: 

Môi trường xích đạoMôi trường nhiệt đớiMôi trường hoang mạcMôi trường cận nhiệt
Phương thức khai thác và sử dụng, bảo vệ thiên nhiên

- Con người đã sử dụng đất để trồng cây công nghiệp quy mô lớn như cọ dầu, ca cao, cao su và cây lương thực như ngô, lúa nước. 

- Các quốc gia cũng tiến hành khai thác khoáng sản như dầu mỏ, bô-xít,...

- Môi trường nhiệt đới có hệ động vật và thực vật đặc trưng, do đó, nhiều quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và thu hút khách du lịch.

- Khai thác một số mỏ khoáng sản có giá trị như vàng, đồng,...

- Khu vực Đông Nam châu Phi với lượng ẩm tương đối lớn đang được khai thác để trồng cây công nghiệp (cà phê, chè,...), cây ăn quả xuất khẩu.

- Vùng ven sa mạc, người dân tham gia các dự án trồng rừng ngăn chặn hiện tượng sa mạc hoá.

- Khu vực xavan Nam Xa-ha-ra, người dân trồng các loại cây như lạc, bông,... và vật nuôi như dê, cừu,...                                                                

- Một số quốc gia đã ứng dụng công nghệ mới có thể thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên nhằm khai thác lãnh thổ có hiệu quả như: khai thác, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên trong hoang mạc Xa-ha-ra, nhất là phần lãnh thổ thuộc Li-bi (Libya) và An-giê-ri (Algeria).

- Dùng công nghệ tưới và công nghệ nhà kính để thành lập các trang trại ở ốc đảo.

- Xây dựng các nhà máy điện mặt trời.

- Tổ chức các giải thể thao như đua xe trên hoang mạc.

- Tổ chức các hoạt động du lịch khám phá,...

- Ở khu vực ven Địa Trung Hải và rìa Nam Phi:

+ Người dân trồng các loại cây trồng cận nhiệt như: lúa mì, nho, ô liu,... và chăn nuôi cừu.

+ Hoạt động du lịch nghỉ dưỡng cũng được phát triển mạnh với các trung tâm du lịch nổi tiếng như Cai-rô (Cairo), Kep-tao (Cape Town)...

- Hoạt động khai thác khoáng sản ở môi trường này diễn ra khá mạnh với khai thác dầu khí ở phía bắc và vàng, kim cương ở phía nam.  

Những vấn đề cần chú ý trong khai thác và sử dụng, bảo vệ thiên nhiên- Người dân phải lưu ý trong quá trình khai thác do diện tích rừng bị suy giảm, đất đai xói mòn,...ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động khai thác thiên nhiên.- Người dân cần lưu ý vấn đề thoái hoá đất và nguồn nước hạn chế.                                                                                                                    - Diện tích hoang mạc đang có xu hướng mở rộng, do đó người dân cần có những biện pháp sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên. - Người dân cần lưu ý hiện tượng hoang mạc hoá, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.

Vận dụng

Câu 2. Em hãy vẽ tranh hoặc viết một đoạn văn thể hiện thông điệp kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã ở châu Phi.

Câu trả lời:

 Động vật hoang dã là một bộ phận không thể thiếu trong lớp sinh quyển mà con người chúng ta đang có mặt, chúng được ví như một tài nguyên quý giá thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội, là một mắc xích quan trọng cho chuỗi chuyển hóa sinh học đang diễn ra. Trong khi đó, hiện nay châu Phi đang đứng trước nguy cơ mất đi rất nhiều loài sinh vật quý do tác động chính từ con người. Nạn săn bắt và buôn bán trái pháp luật các loài động vật hoang dã đang làm gia tăng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều giống, loài quý hiếm, gây mất cân bằng sinh thái và môi trường sống. Chúng ta cần tăng cường bảo vệ động vật hoang dã, tăng cường phòng, chống vi phạm; thực hiện chính sách, pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống săn bắt, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, buôn bán trái phép động vật hoang dã. Người dân cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên nhiên, nhất là về pháp luật của quốc gia, quốc tế trong bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm. Hãy cùng quyết tâm đấu tranh phòng, chống buôn bán động vật hoang dã, ngăn chặn hoạt động săn bắt, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Bên cạnh đó, tuyên truyền để thay đổi hành vi của cộng đồng xã hội, góp phần hỗ trợ thực hiện các quy định pháp luật, nhằm ngăn chặn việc tiêu thụ sừng tê giác, ngà voi và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã bất hợp pháp khác. Việc bảo vệ các loài động vật, nhất là động vật hoang dã, trong đó có những loài động vật đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng đang ngày càng trở nên cấp thiết đối với châu Phi. Do đó, chúng ta cần nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về vấn đề này.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải địa lý 7 CTST, giải lịch sử và địa lí 7 CTST, giải sách chân trời môn địa lý 7, giải địa lý 7 bài 11 chân trời, giải bài phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi
lsdl7ctst
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải địa lí 7 CTST bài 11 Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nguyễn Hảo tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận