Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 tập 2 KNTT bài 23: Đọc - Đường đi Sa Pa

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kết nối tri thức bài 23: Đọc - Đường đi Sa Pa của bộ sách Tiếng việt 4 tập 2 Kết nối tri thức. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

PHẦN TRẮC NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI

BÀI 23

ĐỌC: ĐƯỜNG ĐI SA PA

(19 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài văn miêu tả cảnh gì?   

  1. Du lịch Mộc Châu
  2. Đường đi Sa Pa
  3. Văn hóa Lào Cai
  4. Lễ hội mùa xuân của người Hơ-mông

 

Câu 2: Sa Pa là một huyện thuộc tỉnh nào?

  1. Lào Cai
  2. Hà Giang
  3. Lạng Sơn
  4. Cà Mau

 

Câu 3: Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước?

  1. Vùng đồng bằng 
  2. Vùng biển 
  3. Vùng núi
  4. Vùng sông nước

 

Câu 4: Tác giả đến Sa Pa trên con đường nào?

 

  1. Đường xuyên Á.
  2. Đường xuyên huyện.
  3. Đường xuyên tỉnh.
  4. Đường biên giới

 

Câu 5: Câu: “Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  1. So sánh
  2. Nhân hóa
  3. Ẩn dụ
  4. Hóa dụ

 

Câu 6: Bộ phận gạch chân trong câu: "Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ." có chức năng gì trong câu?

  1. Trạng ngữ chỉ phương tiện
  2. Trạng ngữ chỉ thời gian
  3. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
  4. Trạng ngữ chỉ mục đích

 

Câu 7: Câu: "Nắng phố huyện vàng hoe" là kiểu câu kể nào?

  1. Câu kể Ai là gì?
  2. Câu kể Ai làm gì?
  3. Câu kể Ai thế nào?
  4. Tất cả các câu kể trên.

 

Câu 8: Thiên nhiên ở Sa Pa biến đổi trong ngày được tả trong những mùa nào?

  1. Mùa hè, mùa đông, mùa thu.
  2. Mùa thu, mùa đông, mùa xuân.
  3. Mùa xuân, mùa hè, mùa thu.
  4. Mùa đông, mùa xuân, mùa hè.

 

Câu 9: Cảm giác bồng bềnh huyền ảo trên đường đi Sa Pa được tạo nên do đâu?

  1. Do những đám mây lớn trên trời.
  2. Do những đám mây nhỏ sà xuống cửa kính ô tô.
  3. Do sương mù dày đặc trên núi.
  4. Do trời mưa to.

 

Câu 10: Những em bé được nhắc đến trong bức tranh thị trấn nhỏ Sa Pa là những em bé của dân tộc nào? 

  1. Hmông, Tu Dí, Phù Lá
  2. Dao, Phù Lá, Mường
  3. Hmông, Tu Dí, Tày
  4. Tày, Dao, Phù Lá

 

  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Bức tranh vẽ cảnh đẹp đường lên Sa Pa là:

  1. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
  2. Những thác trắng xóa tựa mây trời.
  3. Những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
  4. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

 

Câu 2: Chi tiết nào miêu tả vẻ đẹp của con người ở Sa Pa?

  1. Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ.
  2. Nắng phố huyện vàng hoe.
  3. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.
  4. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

 

Câu 3: Cụm từ "thoắt cái" lặp lại nhiều lần trong đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên ở Sa Pa muốn nhấn mạnh điều gì? Tìm câu trả lời đúng.

  1. Bốn mùa xuân hạ thu đông nối tiếp nhau trôi đi rất nhanh
  2. Cảnh vật thiên nhiên và thời tiết ở Sa Pa thay đổi từng ngày.
  3. Một ngày ở Sa Pa như trải qua nhiều mùa, tạo cảm giác bất ngờ, thú vị.
  4. Một ngày ở Sa Pa rất dài, có đủ bốn mùa.

 

Câu 4: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì “của thiên nhiên”?

  1. Vì tới Sa Pa sẽ mua được rất nhiều sản vật quý hiếm làm quà đem về.
  2. Vì người dân ở đây vô cùng yêu thiên nhiên.
  3. Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạnh lùng, hiếm có.
  4. Vì Sa Pa mỗi mùa khách du lịch tới thăm quan đều được dọn dẹp, cải tạo cho đẹp hơn.

 

Câu 5: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? 

  1. Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
  2. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.
  3. Nắng phố huyện vàng hoe.
  4. Tất cả các câu trên đều đúng.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Bức tranh Sa Pa được tác giả khắc họa những nét đẹp tinh tế như thế nào? Nối những nét đẹp ấy với nội dung tương ứng

1. Thoắt cái, lá vàng rơia) với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm
2. Thoắt cái, trắng long lanhb) trong khoảnh khắc mùa thu
3. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nànc) một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.
  1. 1-b; 2-a; 3-c
  2. 1-b; 2-c; 3-a
  3. 1-a; 2-b; 3-c
  4. 1-c; 2-a; 3-b

 

Câu 2: Từ việc miêu tả những cảnh đẹp ở Sa Pa rất tinh tế cho em thấy được tình cảm gì của tác giả với nơi này?

  1. Thể hiện sự yêu mến thiết tha và lòng ngưỡng mộ của tác giả trước món quà kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước ta.
  2. Thể hiện niềm hân hoan trước cảnh đẹp của chuyến đi du lịch vô cùng bắt mắt trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của nước ta.
  3. Tác giả biết ơn đến những chuyễn đi đã để lại nhiều ấn tượng và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của nước ta mang lại
  4. Tác giả thể hiện sự khâm phục của cảnh đẹp thiên nhiên, hết những bất ngờ này đến những bất ngờ khác mà thiên nhiên mang lại.

 

Câu 3: Nội dung chính của bài văn là gì?

  1. Ca ngợi cảnh đẹp của Sa Pa qua đó thể hiện tình cảm yêu thương bạn bè.
  2. Ca ngợi cảnh đẹp của Sa Pa qua đó thể hiện tình cảm dành cho những con người nơi đây.
  3. Ca ngợi cảnh đẹp của Sa Pa qua đó thể hiện tình cảm yêu mến người thân.
  4. Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, qua đó thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha đối với cảnh đẹp đất nước.

 

  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp với từng nội dung 

1. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.a) Cảnh đẹp trên đường lên Sa Pa
2. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.b) Cảnh đẹp trên con đường xuyên tỉnh
3. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông chuối rực lên như ngọn lửa.c) Cảnh đẹp của thị trấn nhỏ trên đường lên Sa Pa
4. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.d) Cảnh đẹp của Sa Pa
  1. 1-d; 2-c; 3-d; 4-a
  2. 1-a; 2-b; 3-c; 4-d
  3. 1-c; 2-d; 3-a; 4-b
  4. 1-c; 2-b; 3-d; 4-a

 

 

  1. ĐÁP ÁN
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
1. B2. A3. C4. C5. A6. A7. C8. B9. B10. A

 

  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
1. D2. C3. C4. C5. D

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. B2. A3. D

 

  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
1. C

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Kết nối bài 23: Đọc - Đường đi Sa Pa, trắc nghiệm tiếng việt 4 KNTT tập 2, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 tập 2 Kết nối tri thức
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 tập 2 KNTT bài 23: Đọc - Đường đi Sa Pa . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận