Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 KNTT bài 13: Luyện từ và câu - Luyện tập về động từ

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kết nối tri thức bài 13: Luyện từ và câu - Luyện tập về động từ của bộ sách Tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

BÀI 13: CON VẸT XANH

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Động từ là gì?

  1. Là những từ chỉ sự vật.

  2. Là những từ chỉ hành vi của con người.

  3. Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. 

  4. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật.

 

Câu 2: Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm động từ?

  1. Xinh đẹp, tươi tắn.

  2. Rạng rỡ, sáng ngời.

  3. Xán lạn, lấp lánh.

  4. Bay nhảy, gào thét.

 

Câu 3: Tìm động từ trong câu sau “Chơi thể thao làm chúng ta tràn đầy năng lượng.”?

  1. Chơi

  2. Thể thao.

  3. Làm.

  4. Cả A và C.

 

Câu 4: Động từ nào dưới đây chứa tiếng “yêu”?

  1. Yêu quý.

  2. Tình yêu.

  3. Yêu quái.

  4. Yêu tinh.

 

Câu 5: Dưới đây đâu không phải là động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc?

  1. Nhớ thương.

  2. Lao xao.

  3. Tiếc nuối.

  4. Mong nhớ.

 

Câu 6: Động từ chỉ hoạt động là gì?

  1. Là dạng động từ dùng để chỉ hoạt động của con người hoặc sự vật, hiện tượng.

  2. Là dạng động từ dùng để chỉ mỗi hoạt động của con người.

  3. Là động từ chỉ dùng để chỉ hoạt động của sự vật.

  4. Là động từ chỉ dùng để chỉ trạng thái của sự vật, hiện tượng.

 

Câu 7: Động từ chỉ trạng thái là gì?

  1. Là loại động từ dùng để gọi tên trạng thái của sự vật.

  2. Là loại động từ dùng để tái hiện, gọi tên trạng thái, cảm xúc hay suy nghĩ tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.

  3. Là loại động từ dùng để tái hiện trạng thái, cảm xúc của con người.

  4. Là loại động từ dùng để gọi tên trạng thái, cảm xúc của con người.

 

Câu 8: Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm các động từ chỉ hoạt động?

  1. Nhảy, hát, hót.

  2. Ngủ, cười, sợ.

  3. Ngủ, nhảy, đi.

  4. Cười, giận, nhảy.

 

Câu 9: Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm các động từ chỉ trạng thái?

  1. Nhảy nhót, hát hò.

  2. Múa ca, hát hò.

  3. Giận dữ, lo sợ.

  4. Nhảy nhót, múa ca.

 

Câu 10: Điền vào chỗ trống còn thiếu dưới đây?

Động từ là những từ chỉ …, trạng thái của …

  1. Sự vật - hoạt động.

  2. Hoạt động - sự vật.

  3. Hoạt động - con người.

  4. Hành động - cảm xúc.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Điền động từ thích hợp vào chỗ trống dưới đây?

Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Bỗng một con gà trống … cánh phành phạch và cất tiếng … lanh lảnh ở đầu bản.

  1. Vỗ - gáy.

  2. Vỗ - gào.

  3. Kêu - thét.

  4. Kêu - gáy.

 

Câu 2: Điền động từ thích hợp vào chỗ trống dưới đây?

Buổi trưa dần qua. Trời bớt oi ả. Gió rừng lại nổi. Bầy khưới nhảy lách tách trên cành … sâu. Tiếng lá … trong gió.

  1. Kêu - tìm.

  2. Bới - tìm.

  3. Tìm - xào xạc.

  4. Kêu - vi vu.

 

Câu 3: Động từ nào dưới đây không phù hợp với hoạt động trong tranh?

  1. Trò chuyện.

  2. Lội suối.

  3. Leo núi.

  4. Cầm cờ.

 

Câu 4: Điền động từ thích hợp vào chỗ trống?

Mẹ ơi!

Con … mẹ quá! Sao mẹ đi công tác lâu thế? Tối nào em Chi cũng khóc đòi mẹ. Con … em lắm. Chúng con rất mong mẹ về.

  1. Nhớ - ghét.

  2. Thương - nhớ.

  3. Nhớ - buồn.

  4. Nhớ - thương.

Câu 5: Động từ nào không thích hợp với bức tranh dưới đây?

  1. Ốm.

  2. Sốt.

  3. Mệt.

  4. Cười.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đâu là các động từ trong đoạn văn sau?

Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng thân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vu từ trên nền trời xanh thăm thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội...

  1. Ríu rít, bay, che, vỗ, tiếng.

  2. Ríu rít, vi vu, hòa âm, bơi lội.

  3. Cất lên, bay, chao lượn, vỗ, hoà âm, bơi lội.

  4. Về, xa, tiếng, chào.

 

Câu 2: Điền động từ thích hợp vào chỗ trống?

Hôm nay con vừa giành được giải Nhất cuộc thi cờ vua mẹ ạ. Ai cũng … con. Còn con, con rất … bác dũng đã dạy con học cờ. Thế mà hồi xưa khi mới học cờ, con … môn này thế.

  1. Chúc mừng - biết ơn - sợ.

  2. Khen ngợi - sợ - thích.

  3. Chúc mừng - cảm ơn - thích.

  4. Khen ngợi - thích - sợ.

 

Câu 3: Khổ thơ sau có những động từ nào?

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.

  1. Mọc, chim.

  2. Mọc, hót.

  3. Hoa, ơi.

  4. Trời, mọc.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Câu nào dưới đây có thể kết hợp với từ “xong”?

  1. Tôi đã ăn.

  2. Tôi đã buồn.

  3. Tôi đã sợ.

  4. Tôi đã lo.

 

Câu 2: Các từ sau thuộc nhóm từ nào?

Yêu, nhớ, mong mỏi, tiếc nuối

  1. Động từ chỉ hoạt động.

  2. Động từ chỉ trạng thái.

  3. Động từ hoạt động.

  4. Động từ trạng thái.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. C

2. D

3. D

4. A

5. B

6. A

7. B

8. A

9. C

10. B

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. A

2. C

3. B

4. D

5. D

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. C

2. A

3. B 

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. A

2. B

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Kết nối bài 13: Luyện từ và câu - Luyện tập về động từ, trắc nghiệm tiếng việt 4 KNTT Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Kết nối tri thức
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 KNTT bài 13: Luyện từ và câu - Luyện tập về động từ . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận