Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 KNTT bài 18: Đọc - Đồng cỏ nở hoa

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kết nối tri thức bài 18: Đọc - Đồng cỏ nở hoa của bộ sách Tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: NIỀM VUI SÁNG TẠO

BÀI 18: ĐỒNG CỎ NỞ HOA

ĐỌC: ĐỒNG CỎ NỞ HOA

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện Đồng cỏ nở hoa của tác giả nào?

  1. Ma Văn Kháng.

  2. Tô Hoài.

  3. Nguyễn Nhật Ánh.

  4. Nguyễn Ngọc Tư.

 

Câu 2: Câu chuyện Đồng cỏ nở hoa có những nhân vật nào được nhắc tới?

  1. Bống, bác Lan, bố Lít, mẹ Phít.

  2. Bố Bống, bác Lan, ông họa sĩ Phan.

  3. Bống, bác Lan, bố mẹ Bống, ông họa sĩ Phan.

  4. Bống, bố mẹ bống, ông họa sĩ Phan.

 

Câu 3: Bống có tài năng gì?

  1. Soạn nhạc.

  2. Hội họa.

  3. Đánh đàn.

  4. Sáng tác thơ.

 

Câu 4: Ai là người phát hiện ra tài năng của Bống đầu tiên?

  1. Bố Bống.

  2. Ông họa sĩ Phan.

  3. Mẹ Bống.

  4. Bác Lan.

 

Câu 5: Ai đã đưa tranh của Bống cho ông họa sĩ Phan xem?

  1. Bác Lan.

  2. Bố Lít.

  3. Mẹ Phít.

  4. Bống.

 

Câu 6: Từ xấp tranh có nghĩa là gì?

  1. Nhiều bức tranh không cùng loại.

  2. Nhiều bức tranh cùng loại, xếp chồng lên nhau một cách ngay ngắn.

  3. Nhiều bức tranh xếp chồng lên nhau.

  4. Nhiều bức tranh được xếp cạnh nhau.

 

Câu 7: Cả xấp tranh Bống vẽ mà ông họa sĩ đã xem gồm những gì?

  1. Con chó, con mèo, cây cau.

  2. Con chó, cây cau, chân dung bố và mẹ Bống.

  3. Con chó, con mèo, chân dung bố mẹ Bống.

  4. Con chó, con mèo, cây cau, chân dung bố mẹ Bống.

 

Câu 8: Bống giải thích một hàng chấm chấm dưới bụng con gà mái mẹ là gì?

  1. Tí để gà con bú.

  2. Lông gà.

  3. Vết bẩn trên người con gà.

  4. Thức ăn của gà.

 

Câu 9: Từ giờ hồn có nghĩa là gì?

  1. Có ý nói không sợ điều gì hết.

  2. Có ý nói phải cẩn thận.

  3. Có ý nói phải coi chừng, mang tính đe dọa.

  4. Có ý nói không được vô lễ.

 

Câu 10: Điều đáng chú ý trong những bức tranh Bống vẽ là gì?

  1. Bống vẽ rất giống.

  2. Bống vẽ cái gì ra cái đó.

  3. Bống vẽ như người ta thở, như người ta nhìn, như người ta nghe.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Chi tiết nào dưới đây cho thấy Bống có trí tưởng tượng rất phong phú?

  1. Bống vẽ tí cho con gà mái mẹ, vẽ lưng cho con mèo.

  2. Bống vẽ con mèo, con chó, cây cau rất giống thật.

  3. Bống vẽ nét nào ra nét ấy.

  4. Bống vẽ bức tranh nào cũng đẹp.

 

Câu 2: Hình ảnh mẹ Phít qua bức vẽ của Bống được miêu tả như thế nào?

  1. Cái mặt tròn như đồng xu với đôi mắt một mí.

  2. Mặt trái xoan, mắt một mí, lông mày lá liễu.

  3. Mặt trái xoan, hai con mắt lá răm.

  4. Cái mặt tròn như đồng xu với hai con mắt lá răm.

 

Câu 3: Em hiểu thế nào về nhận xét của ông họa sĩ Phan đối với tranh Bống vẽ “Chà chà! Vẽ như đồng cỏ đến kì nở hoa”?

  1. Khen tranh của Bống vẽ rất sinh động, tự nhiên.

  2. Khen Bống có năng khiếu vẽ tranh.

  3. Dự đoán Bống sẽ là một họa sĩ tài năng trong tương lai.

  4. Khen Bống vẽ tranh đẹp.

 

Câu 4: Nội dung của câu chuyện Đồng cỏ nở hoa là gì?

  1. Kể về tài năng hội họa của Bống hồi con nhỏ.

  2. Tiết lộ về trí tưởng tượng phong phú của Bống.

  3. Thể hiện tài năng hội họa cùng trí tưởng tượng phong phú của Bống.

  4. Giải thích lí do Bống có trí tưởng tượng tốt.

 

Câu 5: Câu nào sau đây là không đúng khi nói về Bống?

  1. Bống có tài hội họa.

  2. Bống chuyên vẽ tranh trừu tượng.

  3. Các bức tranh của Bống rất giống thật.

  4. Bống rất mê vẽ.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tìm danh từ trong câu dưới đây?

Nó vẽ các nàng tiên, các cô công chúa, các chàng hoàng tử.

  1. Công chúa, nàng tiên, hoàng tử, vẽ.

  2. Nàng tiên, cô công chúa, chàng hoàng tử.

  3. Nàng tiên, công chúa, nó, vẽ.

  4. Nó, nàng tiên, cô công chúa, chàng hoàng tử.

 

Câu 2: Từ nào dưới đây thể hiện sự khen ngợi của ông họa sĩ Phan dành cho những bức tranh Bống vẽ?

  1. Tặc lưỡi.

  2. Trầm trồ.

  3. Cảm thán.

  4. Tấm tắc.

 

Câu 3: Từ nào dưới đây thể hiện sự ngạc nhiên khi ông họa sĩ Phan chỉ từng bức tranh của Bống?

  1. Trợn mắt.

  2. Há hốc miệng.

  3. Trố mắt.

  4. Trợn tròn mắt.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1:  Từ “sáng tác” khác với “sáng tạo” như thế nào?

  1. Sáng tác là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, còn sáng tạo là làm ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

  2. Sáng tác là làm ra tác phẩm văn học, nghệ thuật còn sáng tạo là nghĩ và sáng chế ra cái mới.

  3. Sáng tác là làm ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, còn sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần.

  4. Sáng tác là nghĩ và chế tạo ra cái trước đó chưa từng có, còn sáng tạo là rạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần.

 

Câu 2: Từ “Chà chà” trong câu “Chà chà! Vẽ như đồng cỏ đến kì nở hoa!” là từ gì?

  1. Từ ghép.

  2. Từ láy.

  3. Từ đơn.

  4. Từ phức.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. A

2. C

3. B

4. D

5. A

6. B

7. D

8. A

9. C

10. D

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. A

2. D

3. A

4. C

5. B

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. D

2. B

3. C

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. C

2. B

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Kết nối bài 18: Đọc - Đồng cỏ nở hoa, trắc nghiệm tiếng việt 4 KNTT Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Kết nối tri thức
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 KNTT bài 18: Đọc - Đồng cỏ nở hoa . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận