Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 KNTT bài 13: Đọc - Con vẹt xanh

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kết nối tri thức bài 13: Đọc - Con vẹt xanh của bộ sách Tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

BÀI 13: CON VẸT XANH

ĐỌC: CON VẸT XANH

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện Con vẹt xanh có những nhân vật nào?

  1. Tú, vẹt, bạn Tú.

  2. Tú, anh trai Tú, vẹt.

  3. Tú, anh trai Tú, bạn Tú.

  4. Tú, anh trai Tú, vẹt, bạn Tú.

 

Câu 2: Nhà Tú xuất hiện một con vẹt bị làm sao?

  1. Bị trụi lông.

  2. Bị thương ở chân.

  3. Bị thương ở cánh.

  4. Bị kiệt sức.

 

Câu 3: Tú đã làm gì khi thấy con vẹt bị thương trong vườn nhà?

  1. Chăm sóc cẩn thận.

  2. Hờ hững, thờ ơ.

  3. Không quan tâm.

  4. Chăm sóc hời hợt.

 

Câu 4: Tú cảm thấy như thế nào khi nghe anh trai nói vẹt có thể bắt chước tiếng người?

  1. Không cảm thấy gì.

  2. Mong vẹt sớm khỏe lại.

  3. Háo hức được nghe vẹt nói.

  4. Hồi hộp nghe vẹt bắt chước tiếng nói của mình.

 

Câu 5: Tú có biểu hiện gì khi đang chơi với vẹt bị anh gọi?

  1. Phụng phịu.

  2. Vui vẻ.

  3. Cáu giận.

  4. Hét lên.

 

Câu 6: Vẹt được miêu tả như thế nào?

  1. Lông vàng óng ả, mỏ đỏ huýt sáo.

  2. Lông vàng óng như màu rơm rạ.

  3. Lông màu xanh lá, mỏ đỏ.

  4. Lông xanh óng ả, biết huýt sáo lảnh lót.

 

Câu 7: Cảm xúc của Tú như thế nào khi lần đầu tiên nghe vẹt bắt chước tiếng mình?

  1. Chả cảm thấy gì.

  2. Vui sướng, reo hò.

  3. Ngạc nhiên.

  4. Bất ngờ.

 

Câu 8: Tú cảm thấy như thế nào khi nghe thấy vẹt bắt chước những lời mình nói trống không với anh?

  1. Ngạc nhiên.

  2. Hối hận.

  3. Dửng dưng.

  4. Hờ hững.

 

Câu 9: Tú nói gì với vẹt sau khi vẹt đáp lại Tú?

  1. Anh chăm sóc vẹt cực khổ, vậy mà anh gọi, vẹt trả lời “cái gì” à?

  2. Anh chăm sóc vẹt như vậy mà vẹt trả lời anh thế à?

  3. Anh cưng vẹt như vậy mà anh gọi vẹt trả lời anh vậy à?

  4. Anh chăm sóc vẹt như vậy sao vẹt lại trả lời anh như thế?

 

Câu 10: Tú mong anh gọi Tú để làm gì?

  1. Để xin lỗi anh.

  2. Để dạ một tiếng thật to, thật lễ phép.

  3. Để trả lời anh.

  4. Để giúp anh. 

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Chi tiết nào dưới đây cho thấy Tú yêu thương vẹt?

  1. Tú chạy đến chơi với vẹt nhỏ sau khi đi học về.

  2. Tú cho vẹt ăn, nói chuyện với vẹt như nựng trẻ con.

  3. Cả A và B đều đúng.

  4. Không có chi tiết nào thể hiện điều đó.

 

Câu 2: Đoạn kết của câu chuyện cho biết Tú đã nhận ra điều gì?

  1. Tú nhận ra mình đã quá vô tâm với anh.

  2. Tú nhận ra mình đã vô lễ với anh.

  3. Tú nhận ra mình chăm sóc vẹt cực khổ.

  4. Tú nhận ra mình có lỗi với anh.

 

Câu 3: Vì sao khi các bạn cười và tranh nhau gọi vẹt Tú lại sửng sốt ngồi lặng thinh?

  1. Vì Tú chợt nhận ra mình đã nói chuyện với anh như cách vẹt nói chuyện với Tú.

  2. Vì Tú thấy những lời mình nói vẹt đều bắt chước.

  3. Vì Tú không thích vẹt trả lời Tú gắt gỏng như vậy.

  4. Vì Tú chợt nhận ra vẹt rất thông minh.

 

Câu 4: Thông điệp có thể rút ra từ câu chuyện trên là gì?

  1. Phải lễ phép với người lớn, yêu thương động vật.

  2. Không được làm tổn thương người khác.

  3. Động vật bị thương cần phải được chăm sóc.

  4. Không được gắt gỏng với người lớn.

 

Câu 5: Câu nào dưới đây liên quan đến nội dung của câu chuyện nhất?

  1. Con vẹt xanh biết nói tiếng người bị thương.

  2. Tú và anh trai chăm sóc vẹt.

  3. Tú chăm sóc và yêu thương vẹt, sau đó nhờ vẹt mà nhận ra mình đã vô lễ với anh trai.

  4. Tú dạy vẹt nói tiếng người.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện Con vẹt xanh gửi gắm gắm bài học gì tới chúng ta?

  1. Không phải người lớn nói gì cũng đúng.

  2. Không cần lễ phép với người lớn vì không phải người lớn lúc nào cũng đúng.

  3. Lúc người khác gọi mình mà mình không thích thì nên tỏ thái độ.

  4. Nếu vô lễ với người khác một lúc nào đó mình sẽ bị người khác vô lễ lại.

 

Câu 2: Chúng ta cần có thái độ, cách ứng xử như thế nào khi người lớn gọi mình?

  1. Không trả lời khi không thích.

  2. Nói cho họ biết mình đang bị làm phiền.

  3. Nghe họ gọi và trả lời lại một cách lễ phép.

  4. Trả lời thật to.

 

Câu 3: Sắp xếp các câu dưới đây thành đoạn văn tóm tắt nội dung câu chuyện Con vẹt xanh?

  1. Một ngày, vẹt bắt chước tiếng nói của Tú khiến Tú rất vui.

  2. Tú nhận ra mình đã không lễ phép với anh và đã rất hối hận về điều đó.

  3. Nhưng khi vẹt nói nhiều hơn, Tú thấy vẹt toàn bắt chước những lời Tú nói trống không với anh trai.

  4. Có một chú vẹt nhỏ bị thương ở cánh được Tú yêu thương và chăm sóc cẩn thận.

  5. d - a - b - c.

  6. d - a - c - b.

  7. a - d - c - b.

  8. a - c - d - b.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1:  Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì khi người lớn gọi đúng lúc mình đang bận?

  1. Không trả lời.

  2. Tỏ thái độ.

  3. Mặc kệ.

  4. Nói với họ mình đang bận và bảo họ đợi mình một chút.

 

Câu 2: Câu chuyện nào dưới đây có chủ đề liên quan đến thế giới loài vật như câu chuyện Con vẹt xanh?

  1. Bầu trời trong quả trứng.

  2. Thi nhạc.

  3. Nhà phát minh 6 tuổi.

  4. Tập làm văn.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. D

2. C

3. A

4. C

5. A

6. D

7. B

8. B

9. A

10. B

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. C

2. B

3. A

4. A

5. C

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. D

2. C

3. B

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. D

2. B

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kết nối tri thức bài 13: Đọc - Con vẹt xanh của bộ sách Tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 KNTT bài 13: Đọc - Con vẹt xanh . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận