Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 KNTT bài 19: Luyện từ và câu - Luyện tập về biện pháp nhân hóa

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kết nối tri thức bài 19: Luyện từ và câu - Luyện tập về biện pháp nhân hóa của bộ sách Tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: NIỀM VUI SÁNG TẠO

BÀI 19: THANH ÂM CỦA NÚI

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ BIỆN PHÁP NHÂN HÓA

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Nhân hóa là gì?

  1. Nhân hóa là gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ được dùng để tả người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, sinh động hơn.

  2. Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi, sinh động hơn.

  3. Nhân hóa là gọi con vật, các sự vật xung quanh ta bằng những từ ngữ vốn được dùng để chỉ người.

  4. Nhân hóa là dùng các từ ngữ chỉ con người để gọi vật.

 

Câu 2: Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp nhân hóa?

  1. Ông mặt trời vươn mình qua đám mây đen.

  2. Những chú chim đang hót líu lo trong khu vườn.

  3. Ngoài vườn chim hót líu lo.

  4. Ông mặt trời đi ngủ rồi.

 

Câu 3: Câu văn sau có mấy đại từ nhân hóa?

Chú mèo nhà em rất ham ăn, không giống chú mèo nhà bác Lan.

  1. 1 từ.

  2. 2 từ.

  3. 3 từ.

  4. 4 từ.

 

Câu 4: Câu nào dưới đây có đại từ nhân hóa?

  1. Những con ong đã bay đi lấy mật rồi.

  2. Mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống mặt đất.

  3. Chị gió vẫn gào thét trong cơn dông.

  4. Trâu đang gặm cỏ.

 

Câu 5: Từ nào trong câu dưới đây là đại từ nhân hóa?

Mẹ gà đang bới đất để tìm thức ăn cho gà con.

  1. Gà.

  2. Mẹ.

  3. Thức ăn.

D, Đất.

 

Câu 6: Từ nào trong câu dưới đây vốn là những từ được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng được sử dụng cho sự vật?

Chị mây hào phóng trao cho mọi người những làn gió mát.

  1. Hào phóng, trao cho, gió mát.

  2. Chị, hào phóng, trao cho.

  3. Chị mây, hào phóng, mọi người.

  4. Chị, trao cho, mọi người, làn gió mát.

 

Câu 7: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa?

  1. Mẹ em cho em ba cái bánh.

  2. Con mèo đang nằm ngủ.

  3. Tiếng kêu của chú gà gọi mọi người thức dậy.

  4. Cây cối đung đưa theo gió.

Câu 8: Từ nào trong câu “Gió mang ngàn nỗi nhớ của em gửi vào mây.” là từ để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng lại được dùng để chỉ sự vật?

  1. Gió.

  2. Nỗi nhớ.

  3. Mang.

  4. Mây.

 

Câu 9: Làm thế nào để nhận biết câu có sử dụng biện pháp so sánh hay không?

  1. Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào đó được nhân hoá và từ ngữ dùng để nhân hoá.

  2. Nêu tác dụng của phép nhân hoá đó.

  3. Không có dấu hiệu nhận biết.

  4. Cả A và B.

 

Câu 10: Điền vào chỗ trống còn thiếu dưới đây?

… là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

  1. Ẩn dụ.

  2. Nhân hóa.

  3. Từ láy.

  4. So sánh.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Đại từ “chị” trong câu sau được sử dụng để gọi gì?

Mặt trời lên cao, những chị ong cũng bắt đầu hành trình tìm kiếm mật ngọt cho mình.

  1. Mặt trời.

  2. Ong.

  3. Mặt trời và ong.

  4. Mật ngọt.

 

Câu 2: Tác dụng của biện pháp nhân hóa trong câu “Chị gió hào phóng trao cho mọi người những làn gió mát trong buổi chiều oi ả” là gì?

  1. Khiến câu văn trở nên có hồn.

  2. Khiến câu văn sinh động hơn.

  3. Khiến câu văn trở nên gần gũi.

  4. Khiến câu văn trở nên sinh động, thú vị, có hồn hơn.

 

Câu 3: Tìm từ nhân hóa trong câu dưới đây?

Mèo ơi đừng phá đồ của chị nữa.

  1. Mèo ơi.

  2. Phá đồ.

  3. Chị.

  4. Đừng.

 

Câu 4: Câu nào dưới đây không đúng?

  1. Câu “Chú bộ đội đang cùng bà con gánh lúa sau vụ mùa” sử dụng biện pháp nhân hóa.

  2. Câu “Chú bộ đội đang cùng bà con gánh lúa sau vụ mùa” không sử dụng biện pháp nhân hoá, chỉ miêu tả hoạt động của con người như bình thường.

  3. Câu “Gà mẹ đang cần cù tìm kiếm mồi ngon cho đàn con thơ của mình” có sử dụng biện pháp nhân hóa.

  4. Câu “Gà mẹ đang cần cù tìm kiếm mồi ngon cho đàn con thơ của mình” sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách gán cho gà mẹ đức tính của con người là cần cù.

 

Câu 5: Từ được dùng để chỉ người nhưng lại được dùng để chỉ vật trong câu sau là từ gì?

Đêm tối, những chú mèo bắt đầu đi bắt chuột.

  1. Mèo.

  2. Chú.

  3. Chuột.

  4. Đêm tối.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.

Đêm hôm qua, trời mưa bão ầm ầm. Rặng phi lao vật vã, chao đảo trong gió nhưng không cây nào chịu gục. Sáng ra, trời tạnh ráo. Các cây phi lao chỉ bị rụng mất một ít lá. Khi bé Ly đi học, như thường lệ, rặng phi lao lại vi vu reo hát chào Ly. Ly vẫy tay chào lại:

- Lớn mau lên, lớn mau lên nhé!

(Theo Bùi Minh Quốc)

Câu 1: Vật được nhân hoá trong đoạn văn trên là gì?

  1. Mưa bão.

B, Gió.

  1. Trời.

  2. Rặng phi lao.

 

Câu 2: Chúng được nhân hóa bằng cách nào?

  1. Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.

  2. Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.

  3. Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Từ chỉ hoạt động của người để kể về vật là gì?

  1. Vẫy tay.

  2. Reo hát.

  3. Chào.

  4. B và C.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Vườn cây đầy ắp tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khưới lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm…

(Theo Nguyễn Kiên)

Câu 1: Trong đoạn văn trên, các sự vật được nhân hóa bằng cách nào?

  1. Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.

  2. Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.

  3. Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Từ ngữ chỉ người được dùng để chỉ vật trong đoạn văn trên là gì?

  1. Thím, chú, anh, bác.

  2. Bóng, nhảy, chú, anh.

  3. Thím, khưới, anh, chú.

  4. Chú, anh, thím, gáy.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. B

2. C

3. A

4. C

5. B

6. B

7. C

8. C

9. D

10. B

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. B

2. D

3. A

4. A

5. B

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. D

2. B

3. D 

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. C

2. A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Kết nối bài 19: Luyện từ và câu - Luyện tập về biện pháp nhân hóa, trắc nghiệm tiếng việt 4 KNTT Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Kết nối tri thức
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 KNTT bài 19: Luyện từ và câu - Luyện tập về biện pháp nhân hóa . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận