Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 KNTT bài 9: Đọc - Bầu trời trong quả trứng

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kết nối tri thức bài 9: Đọc - Bầu trời trong quả trứng của bộ sách Tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

BÀI 9: BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG

ĐỌC: BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG

(19 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ lục bát.

  2. Thơ sáu chữ.

  3. Thơ năm chữ.

  4. Thơ tự do.

 

Câu 2: Bài thơ Bầu trời trong quả trứng do ai sáng tác?

  1. Nguyễn Lãm Thắng.

  2. Tố Hữu.

  3. Minh Huệ.

  4. Xuân Quỳnh.

 

Câu 3: Nhân vật chính trong bài thơ là ai?

  1. Bầu trời.

  2. Tôi.

  3. Mẹ.

  4. Nắng.

 

Câu 4: Bầu trời trong quả trứng có màu gì?

  1. Màu nâu.

  2. Màu trắng.

  3. Màu đen.

  4. Màu vàng.

 

Câu 5: Bầu trời trong quả trứng được miêu tả như thế nào?

  1. Không có gió có nắng.

  2. Không có lắm sắc màu.

  3. Một vòm trời như nhau.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 6: Khi “tôi” đạp vỡ bầu trời trong quả trứng, “tôi” thấy điều gì?

  1. Gió lộng, nắng reo.

  2. Gió lộng, nắng reo, thương yêu.

  3. Gió lộng, thương yêu.

  4. Nắng reo, thương yêu.

 

Câu 7: Bầu trời ngoài quả trứng có màu gì?

  1. Màu xanh.

  2. Màu đỏ.

  3. Màu vàng.

  4. Màu nâu.

 

Câu 8: Những câu thơ nào kể về cuộc sống của gà con ở bên trong quả trứng?

  1. Chẳng biết tìm giun, sâu / Đói, no chẳng biết đâu.

  2. Cứ việc mà yên ngủ…

  3. Tôi cũng không hiểu rõ / Tôi sinh ra vì sao.

  4. Cả A và B.

 

Câu 9: Những câu thơ nào kể về cuộc sống của gà con ở bên ngoài quả trứng?

  1. Tôi biết là có mẹ / Đói, tôi tìm giun dế.

  2. Ăn no xoải cánh phơi…

  3. A, B đều sai.

  4. A và B đúng.

 

Câu 10: Tác giả đã sử dụng từ láy nào để miêu tả tiếng kêu của gà con?

  1. Chíp chíp.

  2. Chiếp chiếp.

  3. Tách tách.

  4. Bíp bíp.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Dòng nào nói đúng chủ đề của bài thơ?

  1. Vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh chúng ta qua hình ảnh bầu trời ngoài quả trứng.

  2. Tình cảm mà nhân vật tôi dành cho bầu trời ngoài quả trứng: yêu thương trân trọng.

  3. Sự khác biệt của hai bầu trời: bầu trời trong quả trứng và bầu trời ngoài quả trứng.

  4. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 2: Bài thơ Bầu trời trong quả trứng gửi gắm thông điệp gì tới người đọc?

  1. Hãy đi thật nhiều, trải nghiệm thật nhiều điều thú vị ở thế giới bên ngoài.

  2. Đừng mãi chỉ sống trong vỏ bọc của bản thân.

  3. Tự tin đi trải nghiệm khám phá những điều mới mẻ.

  4. Cuộc sống xung quanh ta đơn điệu, buồn tẻ.

 

Câu 3: Bài thơ thể hiện nội dung gì?

  1. Miêu tả các màu sắc của bầu trời trong quả trứng.

  2. Miêu tả dáng vẻ của quả trứng.

  3. Thể hiện vẻ đẹp của sự sống xung quanh qua hình ảnh của một chú gà con.

  4. Thể hiện vẻ đẹp của bầu trời dưới góc nhìn của gà con.

 

Câu 4: Bài thơ được đọc với giọng thế nào?

  1. Vui tươi, hồn nhiên.

  2. Nhẹ nhàng, trầm lắng.

  3. Tình cảm, tha thiết.

  4. Hào hứng, dồn dập.

 

Câu 5: Nêu ý nghĩa của hình ảnh bầu trời trong quả trứng?

  1. Tượng trưng cho thế giới nhỏ bé, đơn điệu.

  2. Tượng trưng cho thế giới nhiều sắc màu.        

  3. Tượng trưng cho thế giới vô cùng vô tận.

  4. Tượng trưng cho cuộc sống hiện tại của con người.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Công dụng của dấu chấm lửng trong khổ thơ sau là gì?

Tôi chưa kêu “chiếp chiếp”

Chẳng biết tìm giun, sâu

Đói no chẳng biết đâu

Cứ việc mà yên ngủ...

  1. Biểu thị nội dung bất ngờ hài hước châm biếm.

  2. Thể hiện lời nói ngập ngừng đứt quãng.

  3. Tỏ ý liệt kê chưa hết.

  4. Làm giãn nhịp câu thơ.

 

Câu 2: Tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong bài thơ là gì?

  1. Làm cho lời thơ tăng tính hấp dẫn, gợi hình, biểu cảm.

  2. Nhấn mạnh vào hình ảnh quả trứng.

  3. Khiến cho thế giới loài vật trở nên sinh động, con vật cũng như có cảm xúc, cảm nhận như con người.

  4. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 3: Phẩm chất của nhân vật “tôi” qua khổ thơ sau là gì?

Đói, tôi tìm giun dế

Ăn no xoải cánh phơi

Bầu trời ở bên ngoài

Sao mà xanh đến thế!”

  1. Chăm chỉ, lạc quan.

  2. Có tính độc lập.

  3. Có tình yêu thiên nhiên.

  4. Cả A, B, C đều đúng.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Nét độc đáo của tác giả được biểu hiện như thế nào qua bài thơ?

  1. Lời thơ giản dị, ngắn gọn.

  2. Hình ảnh thơ gần gũi, mộc mạc.

  3. Cách kể tả tự nhiên.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Qua bài thơ, em có nhận xét gì về trải nghiệm trong cuộc sống?

  1. Trải nghiệm là hành trình khám phá, học hỏi của mỗi chúng ta để từ đó rút ra cho mình những kinh nghiệm sống.

  2. Trải nghiệm giúp chúng ta va vấp với cuộc sống nhiều hơn, từ đó giúp chúng ta vững vàng trước những khó khăn, thử thách của cuộc đời.

  3. Trải nghiệm là trải qua chính mình để đạt được tri thức, kinh nghiệm; tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. C

2. D

3. B 

4. A

5. D

6. B

7. A

8. D

9. D

10. B

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. D

2. A

3. C

4. A

5. A

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. C

2. D

3. D

 

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

1. D

2. D

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Kết nối bài 9: Đọc - Bầu trời trong quả trứng, trắc nghiệm tiếng việt 4 KNTT Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Kết nối tri thức
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 KNTT bài 9: Đọc - Bầu trời trong quả trứng . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận