Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 KNTT bài 20: Đọc - Bầu trời mùa thu

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kết nối tri thức bài 20: Đọc - Bầu trời mùa thu của bộ sách Tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: NIỀM VUI SÁNG TẠO

BÀI 20: BẦU TRỜI MÙA THU

ĐỌC: BẦU TRỜI MÙA THU

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Từ trầm ngâm nghĩa là gì?

  1. Có dáng vẻ đang suy tư, buồn sầu về điều gì đó.

  2. Có dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì.

  3. Có dáng vẻ trầm mặc, buồn sầu về điều gì đó.

  4. Im lặng, nghiền ngẫm về điều gì đó.

 

Câu 2: Thầy giáo cùng cả lớp ngắm bầu trời ở đâu?

  1. Cánh đồng.

  2. Rừng.

  3. Hồ bơi.

  4. Sân trường.

 

Câu 3: Bầu trời mùa hè được miêu tả như thế nào?

  1. Nó rất nắng và nóng.

  2. Nó rất nóng và có những tia nắng vàng chiếu xuống mặt đất.

  3. Nó rất nóng với những tia nắng mặt trời chói chang.

  4. Nó xanh và bình lặng.

 

Câu 4: Các bạn học sinh được thầy giáo giao cho nhiệm vụ gì?

  1. Ngắm trời rồi trả lời cho thầy biết bầu trời có đẹp không.

  2. Suy nghĩ và chọn những từ ngữ thích hợp để nói về bầu trời.

  3. Cùng nhau ngắm bầu trời rồi tả về nó.

  4. Trật tự, không nói chuyện trong giờ.

 

Câu 5: Vì sao có bạn cho rằng bầu trời mùa thu xanh như mặt nước mệt mỏi?

  1. Vì mùa hè nước dạo chơi cũng những làn sóng, mùa thu nó mệt nên đứng yên với màu xanh nhạt.

  2. Vì mùa hè nước chạy nhảy tung tăng, đến mùa thu nó đành phải đứng yên.

  3. Vì mùa hè nước chạy nhảy với màu vàng, mùa thu nó đứng yên với màu xanh nhạt.

  4. Không có đáp án đúng.

 

Câu 6: Va-li-a vì sao lại im lặng?

  1. Vì Va-li-a không biết phải nói gì.

  2. Vì Va-li-a ngại nên không nói.

  3. Vì Va-li-a muốn nói bằng từ ngữ của mình.

  4. Vì Va-li-a đang nghĩ xem nên nói gì.

 

Câu 7: Va-li-a nói về bầu trời mùa thu như thế nào?

  1. Bầu trời trong xanh.

  2. Bầu trời xanh biếc.

  3. Bầu trời bình yên.

  4. Bầu trời dịu dàng.

 

Câu 8: Câu văn nào dưới đây nói đến cảm xúc của bầu trời?

  1. Bầu trời buồn bã.

  2. Bầu trời trầm ngâm.

  3. Bầu trời dịu dàng.

  4. Bầu trời ghé sát mặt đất.

 

Câu 9: Vì sao bầu trời lại trầm ngâm?

  1. Vì nó nhớ đến những ngày tháng được rong chơi trong ngày hạ.

  2. Vì nó nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.

  3. Vì nó nhớ những đám mây đã bay đi.

  4. Vì nó đang suy tư một điều gì đó.

 

Câu 10: Các bạn học sinh có tâm trạng như thế nào khi suy nghĩ và tưởng tượng để nói về bầu trời theo cách của riêng mình?

  1. Vui vẻ.

  2. Trầm ngâm.

  3. Đăm chiêu.

  4. Hào hứng.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Nội dung của bài đọc Bầu trời mùa thu là gì?

  1. Cảm nhận của các bạn nhỏ về bầu trời mùa thu.

  2. Ý kiến của các bạn nhỏ về bầu trời mùa thu.

  3. Các bạn nhỏ tưởng tượng về bầu trời mùa thu.

  4. Bầu trời mùa thu trong tưởng tượng, suy nghĩ của các bạn nhỏ.

 

Câu 2: Vì sao hình ảnh bầu trời trong các câu văn của mỗi bạn nhỏ rất khác nhau?

  1. Vì mỗi bạn nhỏ có một sở thích khác nhau.

  2. Vì mỗi bạn nhỏ đều có một cảm quan khác nhau để cảm nhận những sự vật xung quanh mình.

  3. Vì mỗi bạn nhỏ có một suy nghĩ khác nhau.

  4. Vì mỗi bạn nhỏ đều tưởng tượng một điều khác nhau.

 

Câu 3: Hình ảnh “Bầu trời buồn bã” ở đây được hiểu như thế nào?

  1. Bầu trời tĩnh lặng trước các sự vật giống như con người trong cuộc sống.

  2. Dự cảm không lành hoặc là những lo âu, buồn bã của bầu trời.

  3. Thông báo trời sắp mưa.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa?

  1. Bầu trời dịu dàng.

  2. Bầu trời trầm ngâm.

  3. Bầu trời buồn bã.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Câu “Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa” có sử dụng biện pháp nhân hóa.

  2. Câu “Bầu trời buồn bã” nói về cảm xúc của bầu trời.

  3. Câu “Bầu trời trầm ngâm” không sử dụng biện pháp nhân hóa.

  4. Câu “Bầu trời trầm ngâm” có sử dụng biện pháp nhân hóa.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Bầu trời mùa thu muốn nói điều gì với chúng ta?

  1. Thiên nhiên xung quanh ta có muôn màu muôn vẻ.

  2. Bầu trời mùa thu thường yên lặng hơn mùa hè.

  3. Thiên nhiên xung quanh ta lúc nào cũng ngập tràn nguy hiểm.

  4. Bầu trời mùa thu không sôi động bằng bầu trời trong mùa hạ.

 

Câu 2: Câu văn nào dưới đây sử dụng cả hai biện pháp so sánh và nhân hóa?

  1. Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.

  2. Mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng.

  3. Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.

  4. Bầu trời dịu dàng.

 

Câu 3: Từ dùng để chỉ đặc điểm, tính chất của con người nhưng được dùng cho sự vật ở câu Bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào là gì?

  1. Bầu trời.

  2. Lắng nghe.

  3. Chim én.

  4. Bụi cây.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng có hình ảnh bầu trời?

  1. Thanh âm của núi.

  2. Đồng cỏ nở hoa.

  3. Tập làm văn.

  4. Trước ngày xa quê.

 

Câu 2: Qua câu nói của các bạn nhỏ, bầu trời mùa thu có thể được hình dung như thế nào?

  1. Sôi động, vui vẻ. 

  2. U ám buồn tẻ.

  3. Bình yên, nhẹ nhàng.

  4. Rực rỡ sắc màu.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. B

2. A

3. C

4. B

5. A

6. C

7. D

8. A

9. B

10. D

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. D

2. B

3. D

4. D

5. C

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. A

2. A

3. B

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. A

2. C

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Kết nối bài 20: Đọc - Bầu trời mùa thu, trắc nghiệm tiếng việt 4 KNTT Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Kết nối tri thức
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 KNTT bài 20: Đọc - Bầu trời mùa thu . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận