Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTTBài 9 Thực hành tiếng Việt: Câu phủ định và câu khẳng định

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 9 Thực hành tiếng Việt: Câu phủ định và câu khẳng định được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: …./…./…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

CÂU PHỦ ĐỊNH VÀ CÂU KHẲNG ĐỊNH

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- HS hiểu và phân biệt được các đặc điểm riêng của câu phủ định, câu khẳng định

- HS chỉ ra câu phủ định và câu khẳng định trong các văn bản đã học

- HS biết cách dùng câu phủ định, câu khẳng định khi tạo lập văn bản

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập câu phủ định và câu khẳng định

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn

  1. Phẩm chất:

- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh học ở nhà

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học các kiểu câu phân loại theo mục đích nói
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS.
  4. Sản phẩm: Bài trình bày của HS về việc phân loại các kiểu câu
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS xét những câu sau và trả lời câu hỏi:

  1. Nam đi Huế
  2. Nam không đi Huế
  3. Nam chưa đi Huế
  4. Nam chẳng đi Huế

- Các câu b, c, d có đặc điểm hình thức gì khác với câu a?

- So sánh chức năng của câu b, c, d với câu a

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2 – 3 HS trả lời

- Các câu b, c, d khác với câu a ở chỗ ba câu này có thêm các từ: không, chưa, chẳng.

- Câu a dùng để nói về việc "Nam đi Huế" là có diễn ra, còn ba câu còn lại dùng để nói về việc "Nam đi Huế" không diễn ra.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu các HS khác lắng nghe có đưa ra nhận xét, góp ý cho phần trình bày của bạn

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học

  1. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về câu phủ định và câu khẳng định
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về câu phủ định và câu khẳng định
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và phần chuẩn bị bài ở nhà, trả lời các câu hỏi sau:

- Thế nào là câu phủ định, câu khẳng định?

- Nêu cách nhận biết các kiểu câu trên thông qua những ví dụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Ôn lại kiến thức:

1. Câu phủ định, câu khẳng định

- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu có, … Câu phủ định dùng để:

+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (phủ định miêu tả)

+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (phủ định bác bỏ)

- Câu khẳng định là câu không có phương tiện thể hiện sự phủ định thường được dùng để đánh dấu câu phủ định. Câu khẳng định sự có tồn tại của một đối tượng hay một diễn biến nào đó

2. Nhận biết câu phủ định và câu khẳng định

- Ví dụ 1:

Nhưng không phải vậy đâu Sam à

(Đa-ni-en Gốt-li-ép, Bản đồ dẫn đường)

-> Câu được dùng để phản bác một ý kiến, một nhận định; có sự xuất hiện của từ ngữ phủ định (không phải) -> Câu phủ định bác bỏ

- Ví dụ 2:

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTTBài 9 Thực hành tiếng Việt: Câu phủ định và câu khẳng định . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 2 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận