Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT Bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ và nghĩa của từ ngữ

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ và nghĩa của từ ngữ được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: …./…./…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT:  THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

BIỆN PHÁP TU TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- HS ôn tập, củng cố kiến thức đã học về biện pháp tu từ

- HS nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá, điệp ngữ, hoán dụ, …

- HS giải thích được nghĩa của một số từ ngữ; nếu được tác dụng của việc dùng từ láy trong một bài thơ

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn

  1. Phẩm chất:

- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh học ở nhà

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS.
  4. Sản phẩm: Bài trình bày của HS về phần bài làm của mình
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

- Em hãy nối biện pháp tu từ ở cột bên phải tương ứng với ngữ liệu ở cột bên trái:

Ngữ liệu

Biện pháp tu từ

a. Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.

1. Điệp ngữ

b. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.

2. Nhân hoá

c. "Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu, rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình, thuỷ chung."

3. Hoán dụ

- Em hãy tìm hai từ bất kì, sau đó tiến hành giải thích nghĩa và tìm từ đồng nghĩa với các từ đó

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2 – 3 HS trả lời

* Gợi ý trả lời

- a-2, b-3, c-1

- Hai từ mà HS có thể tìm được là: ân cần, chăm chỉ

+ Ân cần: (đối xử) đầy nhiệt tình và chu đáo

Từ đồng nghĩa: đon đả, nhiệt tình, niềm nở, ….

+ Chăm chỉ: sự cố gắng, nỗ lực của mỗi cá nhân

Từ đồng nghĩa: siêng năng, cần cù, …

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu các HS khác lắng nghe có đưa ra nhận xét, góp ý cho phần trình bày của bạn

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học

  1. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và phần chuẩn bị bài ở nhà, trả lời các câu hỏi sau:

- Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về các biện pháp tu từ đã được học: Nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ

- Nghĩa của từ ngữ là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Ôn lại kiến thức:

1. Đặc điểm của biện pháp tu từ nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ

- Nhân hoá: là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

Ví dụ: Chú công khoác lên mình bộ áo lộng lẫy bảy sắc màu

- Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Ví dụ:

   Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

                              (Hoàng Trung Thông)

-> Bàn tay: vốn là một bộ phận mà con người dùng nó để lao động, ở đây dùng để chỉ những người lao động, sức lao động

- Điệp ngữ: là biện pháp tu từ trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, bài thơ.

Ví dụ:

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT Bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ và nghĩa của từ ngữ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 2 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận