Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT Bài 6 Văn bản 3: Bếp lửa

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 6 Văn bản 3: Bếp lửa được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: VĂN BẢN 3: BẾP LỬA

(Bằng Việt)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- HS cảm nhận được bức tranh chân dung người bà, người cháu và tình bà cháu đầy yêu thương, ấm áp. Qua đó, HS sẽ thấy được những bức “chân dung cuộc sống” được thể hiện khác nhau ở các thể loại tiểu thuyết, truyện, thơ

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bếp lửa

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bếp lửa

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của con người, thiên nhiên; biết sống có trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng bước vào bài Bếp lửa
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ suy nghĩ về một tác phẩm nói về tình cảm gia đình
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một tác phẩm nói về tình cảm gia đình
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Em hãy chia sẻ suy nghĩ về một tác phẩm nói về tình cảm gia đình mà em biết

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV,

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ suy nghĩ về một tác phẩm nói về tình cảm gia đình

* Gợi ý tham khảo:

Tác phẩm nói về tình cảm gia đình để lại nhiều ấn tượng cho em đó là truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh. Tác phẩm nói về tình cảm của hai anh em Kiều Phương lúc đầu có trục trặc khi người anh có thái độ tỏ ra kiêu căng, vì ghen tị với người em của mình về tài năng. Nhưng về sau tình cảm lại càng gắn bó hơn vì người em sau khi đi thi vẽ  đã vẽ bức chân dụng người anh hai của mình. Điều đó nói lên tình cảm của người em dành cho người anh là tuyệt đối, luôn luôn coi trọng, yêu thương anh trai bằng tất cả tấm lòng nhân hậu của mình. Người anh lúc đầu có thái độ không đúng nhưng cuối cùng lại hiểu ra tình cảm đó và yêu thương em gái hết mực. Có lẽ người anh cũng đã rất tự hào vì đã có một người em tài năng và nhân hậu. Và người em khi biết người anh đã có thái độ thay đổi rất nhiều vì lòng đố kị đã rất buồn nhưng tình cảm của người em thật khiến cho người ta cảm phục. Câu chuyện viết về tình anh em thật đơn giản nhưng lại mang nhiều giá trị và để lại bài học sâu sắc cho mỗi người, mỗi gia đình về tình cảm ruột thịt.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét phần trình bày của HS

- GV dẫn dắt vào bài học: Trong mỗi cuộc đời của chúng ta, ai cũng được lớn lên và sinh ra từ dòng sữa ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện cổ tích của bà, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm đẹp của một thời thơ ấu hồn nhiên, trong sáng bên mẹ, bên bà. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt một hành trình dài và rộng của cuộc đời. Tác giả Bằng Viẹt cũng có riêng cho ông một kỉ niệm, đó là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của ông còn là tình cảm hai bà cháu và ngày hôm nay, chúng ta sẽ cảm nhận điều đó qua bài thơ “Bếp lửa” – một trong những sáng tác nổi bật của tác giả Bằng Việt.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Bếp lửa
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Bếp lửa
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Bếp lửa
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

         

          DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà:

- Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Bằng Việt?

- Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm Bếp lửa

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV bổ sung

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Bằng Việt sinh năm 1941, quê ở Hà Nội, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ

- Thơ ông trong trẻo, mượt mà, cảm xúc tinh tế, giàu suy tư

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Hương cây – Bếp lửa (1968, in chung); Những gương mặt, những khoảng trời (1973), …

2. Tác phẩm

- Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học tập ở nước ngoài

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Bếp lửa
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Bếp lửa
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Bếp lửa
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Phân tích bài thơ Bếp lửa

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Bếp lửa

Câu 1:

- Bài thơ là lời của nhân vật nào, thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc đó được gợi lên từ điều gì?

- Hãy xác định bố cục của bài thơ

Câu 2: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà. Những từ ngữ, chi tiết nào trong bài thơ giúp em có cảm nhận như vậy?

Câu 3: Tìm những từ ngữ, chi tiết nói về tình cảm người cháu dành cho bà. Qua đây, em có nhận xét gì về tình cảm mà cháu dành cho bà?

Câu 4: Trong bài thơ, hình ảnh bếp lửa được lặp lại nhiều lần. Theo em, việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 

Câu 1:

- Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ với người bà. Cảm xúc đó được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa ấm áp, thân thương: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.

- Bài thơ được chia thành 4 phần:

+ Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc và hồi ức của người cháu.

+ Phần 2 (Khổ 2, 3, 4, 5): Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

+ Phần 3 (Khổ 6): Suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.

+ Phần 4 (Khổ cuối): Người cháu đã trưởng thành và đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà.

Câu 2:

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT Bài 6 Văn bản 3: Bếp lửa . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 2 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận